Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 29/8 cho rằng Liên minh Châu Âu cũng khó ḷng cứu văn được thoả thuận hạt nhân.
Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đă bày tỏ sự nghi ngờ này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận bất chấp nỗ lực cứu văn của cả Iran và Liên minh châu Âu (EU).
Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại cuộc họp 30/8, lănh tụ tinh thần tối cao Iran Khamenei nói rằng thỏa thuận hạt nhân là một phương tiện, chứ không phải là một mục tiêu để phục vụ cho các lợi ích quốc gia.
Ông cũng cho biết thêm, không có vấn đề ǵ khi đàm phán và duy tŕ các cuộc tiếp xúc với châu Âu, song chính phủ Iran nên từ bỏ những hi vọng đă đặt vào châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng áp lực lên Iran
“Như tôi đă nói và giờ tôi nói thêm một lần nữa, chúng ta nên giữ mối quan hệ với các nước châu Âu, nhưng chúng ta nên từ bỏ hy vọng dựa vào họ” - lănh tụ tinh thần tối cao Iran Khamenei nói. “Chúng ta không thể hy vọng về sự giúp đỡ của châu Âu trong bất kỳ vấn đề nào, bao gồm cả thỏa thuận hạt nhân hay vấn đề kinh tế”.
Bên cạnh đó ông Khamenei cũng đặt ra một loạt các điều kiện cho các cường quốc châu Âu nếu họ muốn giữ Iran trong thỏa thuận này. Các điều kiện này sẽ bao gồm yêu cầu về hành động từ ngân hàng châu Âu để bảo vệ thương mại với Iran và đảm bảo doanh số bán dầu mỏ của Iran.
Lănh tụ tinh thần tối cao Iran cũng tuyên bố sẽ không đàm phán với Mỹ để giải quyết các lệnh trừng phạt. Thay vào đó ông Khamenei khuyên Tổng thống Rouhani và nội các của ông nên làm việc “ngày đêm” để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay.
Hiện vấn đề duy tŕ thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những nội dung được thảo luận tại cuộc họp không chính thức các ngoại trưởng EU trong 2 ngày 30-31/8 tại thủ đô Vienna của Áo.
EU đang nỗ lực bảo vệ thỏa thuận khi các cuộc thanh sát quốc tế cho tới nay đều cho thấy, Iran đă tôn trọng giới hạn làm giàu urani ở mức 3,67% để đổi lại việc nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, dù Tổng thống Donald Trump đă rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các lệnh cấm vận đối với Iran.
Đây có thể coi là một thử thách lớn đối với EU bởi việc không duy tŕ được thỏa thuận này cũng đồng nghĩa với EU không tự bảo vệ được các doanh nghiệp trước những ảnh hưởng của lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Iran. Mối đe dọa về các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ sẽ mạnh hơn vào tháng 11 tới, nhằm vào các nước mà Mỹ coi là “vẫn cố t́nh đầu tư vào Iran”.
Sau quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận, EU, với tư cách là nhà bảo trợ, đă có nhiều động thái nhằm cứu văn t́nh h́nh. Hàng loạt cuộc thảo luận, kể cả cấp cao nhất, đă được EU khởi xướng và tiến hành, song châu Âu và Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc về cách thức tiến hành tiếp theo sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Hiện cả EU và Iran đều kêu gọi các bên kư JCPOA thảo luận rộng răi hơn về chương tŕnh hạt nhân Iran sau 2025, chương tŕnh tên lửa đạn đạo cũng như ảnh hưởng của nước này tại khu vực Trung Đông.
Bài toán khó cho EU hiện nay là làm thế nào để dung ḥa các lợi ích chính trị và kinh tế, giữ vững được nguyên tắc đa phương trong chính sách quan hệ quốc tế trước xu hướng đơn cực mà nước Mỹ đang t́m mọi cách áp đặt, trên cơ sở đó t́m ra được một giải pháp khả thi cho vấn đề Iran.
VietBF © Sưu tầm