20 tổ chức và cá nhân ở Myanmar, bao gồm cả một chỉ huy quân sự cấp cao sẽ bị cấm sử dụng Facebook vĩnh viễn.
Facebook ngày 27/8 đă đưa ra lệnh cấm này sau khi Liên Hợp Quốc (UN) cho biết "nhiều cá nhân và tổ chức ở Myanmar đă cam kết hoặc cho phép hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng diễn ra ở trong nước”. Cũng trong tuyên bố này, Facebook cũng thừa nhận "quá chậm trễ" trong việc ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch.
Facebook thừa nhận đă “quá chậm” để ngăn chặn sự lan truyền của “thông tin sai lạc” tại Myanmar
REUTERS
Lệnh cấm được áp dụng cho Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing và một mạng lưới truyền h́nh quân sự. Đây là lần đầu tiên một quan chức quân sự cấp cao nhà nước bị cấm sử dụng Facebook. Hiện vẫn c̣n một số cá nhân và hội nhóm chưa hoạt động trên nền tảng này, và Facebook sẽ theo dơi để chặn sự hiện diện của họ.
“Chúng tôi muốn ngăn cản họ sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong việc tiếp tục gây ra căng thẳng về dân tộc và tôn giáo”, Facebook nói.
Trong nhiều tháng qua Facebook đă phải vật lộn để giải quyết những câu hỏi về loại nội dung được phép đăng trên mạng xă hội và các nền tảng khác của công ty. Những tháng gần đây tại Ấn Độ đă xảy ra hơn một chục vụ bạo động có liên quan đến những tin nhắn lừa đảo lan truyền trên WhatsApp, nền tảng nhắn tin thuộc sở hữu của Facebook.
Facebook cho biết đă tăng cường các biện pháp cải thiện chất lượng nội dung thông tin ở Myanmar, nơi nhiều người đang sử dụng mạng xă hội này như nguồn tin tức và truyền thông chính.
“Bạo lực sắc tộc ở Myanmar thực sự khủng khiếp. Mặc dù đă hành động quá chậm, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để tiến bộ hơn, bằng cách dùng công nghệ tốt hơn để xác định ngôn từ mang tính kích động, cải thiện công cụ báo cáo và tăng nhân sự cho việc đánh giá nội dung”, Facebook cho hay.
Ngoài lệnh cấm, Facebook c̣n xóa 46 trang và 12 tài khoản. Những trang này, mặc dù trên danh nghĩa là trang độc lập, nhưng thực tế đă được sử dụng để đẩy thông điệp của quân đội Myanmar.
VietBF © Sưu tầm