Nhiều nước phát triển thời gian qua đă bị Trung Quốc cho vào bẫy khi nhận đầu tư từ Bắc Kinh. Hiện các quốc gia đang liên tục quay lưng với ḍng vốn đầu tư từ Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ.
Thế giới dè chừng với làn sóng thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kư ban hành Đạo luật mở rộng phạm vi quản lư của Ủy ban Quản lư Đầu tư nước ngoài (CFIUS). Theo đó, các khoản đầu tư trong 3 lĩnh vực: công nghệ quan trọng, cơ sở hạ tầng và các ngành kinh doanh có sử dụng dữ liệu cá nhân sẽ được đặt dưới sự giám sát của CFIUS.
Đầu năm nay, Công ty tài chính Ant Financial của tỷ phú Jack Ma đă phải từ bỏ việc mua công ty chuyển tiền MoneyGram International, do CFIUS lo ngại bị ṛ rỉ thông tin dữ liệu của các lính Mỹ đang dùng dịch vụ này. Thậm chí, việc mua bán giữa các công ty nội địa Mỹ cũng gặp khó khăn, điển h́nh là thương vụ Công ty sản xuất chip bán dẫn Broadcom ra giá 117 tỷ USD mua Công ty bán dẫn toàn cầu Qualcomm bị Tổng thống Trump từ chối, sau khi CFIUS lo ngại không thể tránh khỏi việc cắt giảm chi phí thời kỳ hậu sáp nhập. Điều này được cho là sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Tập đoàn Huawei Technologies của Trung Quốc.
Chuyên gia Rod Hunter tại Baker & McKenzie cho biết trước đây “việc thông báo cho CFIUS là tự nguyện, ít nhất là cho đến khi CFIUS có ư kiến trước”. Nhưng hiện tại, công ty nào có kế hoạch đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực “thông minh” nào của Mỹ đều có thể bị điều tra.
Dù vậy, giới phân tích vẫn chưa hiểu rơ liệu loại “dữ liệu cá nhân” nào sẽ dễ bị ảnh hưởng trong bối cảnh mỗi công ty phải t́m cách kiếm tiền từ loại thông tin như vậy để tiến lên phía trước. Liệu có phải bất kỳ thương vụ nào của Trung Quốc đều sẽ bị rà soát chặt hay không?
Trung Quốc phải đối mặt với sự “quay lưng” không chỉ tại Mỹ mà ở Australia hay Canada, các nhà đầu tư đến từ Đại lục cũng đang gặp t́nh trạng tương tự. Thậm chí ngay cả châu Âu - điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Trung Quốc - cũng đang dần dè dặt.
Mới đây, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel lần đầu tiên bác bỏ thương vụ một công ty Trung Quốc mua Công ty máy công cụ Leifeld Metal Spinning của Đức. Thậm chí, Berlin đang chịu làn sóng chỉ trích nặng nề từ thương vụ Tập đoàn Midea của Trung Quốc mua hăng Robot Kuka của Đức cách đây 2 năm. Người dân Đức yêu cầu chính phủ bà Merkel tăng cường công tác rà soát các thương vụ M&A từ các công ty ngoài EU. Theo quy định hiện hành, các thương vụ mua từ 25% cổ phần trở lên mới bị kiểm tra.
Trong khi đó Anh, dù đang muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc trước các ảnh hưởng từ Brexit, cũng đang đề xuất bỏ giới hạn kiểm soát M&A đối với các công ty nhỏ, mua cổ phần nhỏ hay thậm chí mua bản quyền sở hữu trí tuệ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các quốc gia không mặn mà với các nhà đầu tư Trung Quốc, không có nghĩa Bắc Kinh sẽ từ bỏ tham vọng thực hiện chiến lược "Made in China 2025". Bắc Kinh vẫn có thể dùng các công ty liên doanh để có được những công nghệ họ mong muốn.
Thế nhưng, trên thực tế Trung Quốc không có nhiều lựa chọn để mang về những công nghệ họ cần. Việc này sẽ khiến Bắc Kinh gặp bất lợi, chịu sức ép từ cuộc chơi công bằng và chính quyền Chủ tịch Tập Cận B́nh buộc phải mở cửa thị trường ra thế giới.
Trung Quốc đă cam kết cấp phép đầu tư vào lĩnh vực tài chính, cũng như tạo điều kiện giúp nhà đầu tư ngoại dễ dàng mua cổ phần chiến lược của các công ty niêm yết trong nước tại nhiều lĩnh vực. Việc này có thể được coi là Trung Quốc đang xử sự theo đúng cách mà các chính phủ Phương Tây mong muốn.
Dù vậy, ít nhất th́ hiện tại, cách cửa của thế giới vẫn đang đóng lại với giới đầu tư từ Trung Quốc.
Therealrtz © VietBF