Mặc dù cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang trong giai đoạn quyết liệt nhưng Trung Quốc nhất định không chùn bước, không đầu hàng. Bắc Kinh đă lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương và bảo vệ quan hệ thương mại với Iran.
Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực giảm lượng dầu xuất khẩu của Iran, nhằm gây sức ép với nước này trên bàn đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới, đồng thời giảm sức ảnh hưởng của Tehran tại khu vực Trung Đông, Trung Quốc đă lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương và bảo vệ quan hệ thương mại với Iran.
Do quan hệ thương mại căng thẳng với Mỹ Trung Quốc đă giảm lượng dầu nhập khẩu từ nước này. Theo một nguồn tin từ hăng Reuters, ngày 20/8, khách hàng Trung Quốc bắt đầu “rục rịch” chất hàng lên các tàu chở dầu của Công ty tàu chở dầu quốc gia Iran (NITC).
Động thái này cho thấy Trung Quốc, khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, vẫn tiếp tục mua dầu của quốc gia Hồi giáo này, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran trong một cuộc diễu binh ở Tehran.
Hiện nay, Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba tại Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), vẫn đang dựa vào hoạt động bán dầu cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) để tạo ra phần lớn nguồn thu ngân sách và giữ vững “con thuyền” kinh tế.
Trong khi đó, bắt đầu tháng 11/2018, Mỹ yêu cầu các khách hàng của Iran ngừng nhập khẩu dầu của nước này. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và hầu hết các nước EU đă bắt đầu giảm lượng nhập khẩu dầu từ Iran.
Một quan chức Mỹ cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhận thức được kế hoạch tiếp tục duy tŕ hoạt động thương mại của Trung Quốc đối với Iran, song Washington vẫn sẽ tăng cường các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này.
Mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh thông báo Tập đoàn năng lượng Total của Pháp đă chính thức rút khỏi dự án đầu tư trị giá hàng tỷ USD ở quốc gia Trung Đông này.
Động thái này của Total nhằm bảo vệ lợi ích của hăng do lo ngại khả năng bị Mỹ trừng phạt. Năm 2017, Total đă kư hợp đồng đầu tư ban đầu trị giá 1 tỷ USD để phát triển mỏ South Pars giai đoạn 11, đánh dấu lần đầu tiên một công ty năng lượng phương Tây đầu tư vào Iran sau khi Tehran được dỡ bỏ lệnh trừng phạt vào năm 2016.