Vietbf.com - Trung Quốc vừa có thêm chiếc hàng không mẫu hạm mới đang được đóng sẽ gửi đi thông điệp về sức mạnh của nước này, do đó góp phần nâng tầm vị thế của Trung Quốc trong khu vực, bởi nó sẽ nâng cao h́nh ảnh của Trung Quốc như là một cường quốc có trách nhiệm trong các sứ mệnh nhân đạo.
Tàu sân bay Liêu Ninh là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ
Giáo sư kiêm nhiệm Richard Salmons của Đại học Temple có cơ sở tại Tokyo, đă có bài phân tích về tác dụng đánh bóng h́nh ảnh Trung Quốc của chiếc tàu sân bay thứ hai cũng là chiếc đầu tiên mà Trung Quốc tự đóng trong một bài phân tích có tự đề ‘Bằng cách nào tàu sân bay mới của Trung Quốc định h́nh trật tự khu vực’ đăng trên tạp chí Diplomat.
Lần thử nghiệm chạy trên biển của chiếc tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc đă khơi mào tranh luận về sức mạnh hải quân Trung Quốc. Một số người lập luận rằng chiếc hàng không mẫu hạm, mặc dù vẫn dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột sẽ là cơ sở để củng cố vai tṛ lănh đạo của Trung Quốc nếu như Mỹ triệt thoái khỏi khu vực.
“Sẽ tốt hơn nếu xem xét rằng hạm đội tàu sân bay mới này của Trung Quốc không cần phải đợi có chiến sự mới thể hiện được giá trị của ḿnh, mà thật ra nó có tác dụng nhất là khi không có chiến tranh,” ông Salmons nhận định. “Thay v́ đối đầu với những hải quân khác của các nước lớn, những chiếc tàu này một khi đi vào hoạt động sẽ làm tăng uy tín và vị thế của Trung Quốc trong trật tự khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương”.
Theo ông Salmons, điều này có thể xảy ra theo hai cách: thứ nhất là việc triển khai một hạm đội như thế trong thời b́nh sẽ giúp Trung Quốc làm giảm đi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực mà không cần phải đối đầu trực tiếp; thứ hai là những chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ gửi đi tín hiệu khiến cho các nước trong khu vực thay đổi hoàn toàn quan niệm về vị thế của Trung Quốc.
Sách Trắng Quốc pḥng Trung Quốc năm 2015 đề ra nguyên tắc kết hợp ‘pḥng vệ ven biển’ và ‘pḥng vệ trên biển lớn’ và đặt ra mục tiêu cho đến năm 2030 xây dựng được năng lực viễn chinh giới hạn bao gồm hoạt động trong các thảm họa thiên tai, di tản, chống khủng bố và đảm bảo an ninh của các tuyến hàng hải.
Theo lời của một sỹ quan của Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLAN) th́ chức năng của chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai này sẽ là làm những ǵ mà một chiếc tàu sân bay thực thụ phải làm: tuần tra chiến đấu và cung cấp viện trợ nhân đạo.
Hoạt động cứu trợ nhân đạo có vai tṛ quan trọng v́ Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế với các nước lớn khác trong khu vực. Vị thế này có được thông qua việc thể hiện trách nhiệm. Sử dụng năng lực hải quân để cứu trợ nhân đạo là cách làm lư tưởng cho mục đích này v́ nó giúp cho một nước nào đó chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, xây dựng các liên hệ quốc tế thực tiễn và thể hiển vai tṛ lănh đạo về đạo đức.
Một ví dụ điển h́nh là trận sóng thần Ấn Độ Dương hồi năm 2004 mà sau đó đă kích hoạt một nỗ lực cứu trợ quốc tế do tàu sân bay Abraham Lincoln của Mỹ dẫn đầu. Một số học giả sau đó đă nhận định rằng thảm họa đă này đă khiến công chúng Trung Quốc mong muốn nước họ sở hữu tàu sân bay trong khi báo chí của quân đội Trung Quốc cho rằng việc phản ứng trước thảm họa có ư nghĩa chính trị là nó cho thấy tầm quan trọng của hải quân không chỉ trong trường hợp có chiến tranh mà c̣n trong việc ‘xây dựng đất nước, cứu hộ thiên tai và tái thiết’.
Theo ông Salmons, nhiều khả năng Bắc Kinh xem các chiến dịch nhân đạo trên quan điểm thực tiễn thẳng thừng v́ ít nhất ba lư do. Thứ nhất, các chiến dịch nhân đạo củng cố thêm địa vị của họ trong khu vực bởi v́ chúng là cách thể hiện tuyệt vời năng lực tác chiến thật sự. Bên cạnh đó, như Mỹ, Nhật và Úc đă chỉ ra, viện trợ nhân đạo là phương cách thực hiện ‘ngoại giao quốc pḥng’ tuyệt vời.
Nhu cầu chuẩn bị cho những kịch bản thảm họa đem đến cái cớ linh động để tiếp cận cũng như hợp tác song phương với các đối tác khu vực bất chấp họ có nằm trong liên minh truyền thống hay không, c̣n thành tích hỗ trợ nhân đạo cũng biện hộ cho việc được quyền tiếp cận hay thậm chí là thiết lập căn cứ ở nước ngoài.
Thứ hai là, viện trợ nhân đạo sẽ đem đến những lợi ích những lợi ích về sức mạnh mềm có thể đo đếm được. Số liệu của Viện Nghiên cứu Pew cho thấy sự cải thiện rơ ràng trong thái độ của các nước đối với Mỹ sau những thảm họa thiên tai như trận sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004 và trận động đất, sóng thần ở đông Nhật Bản hồi năm 2011. Tương tự, Nhật Bản đă giành được vinh quang ngoại giao ở khối Asean sau khi họ triển khai hải quân rầm rộ nhất trong thời hậu chiến để hỗ trợ Philippines sau trận băo Hải Yến vào năm 2013 trong khi Bắc Kinh bị truyền thông chỉ trích v́ cứu trợ nhỏ giọt.
Khía cạnh thứ ba khiến cứu trợ nhân đạo có tầm quan trọng đối với Trung Quốc là khả năng của lực lượng hải quân viễn chinh trong việc hỗ trợ di tản những công dân Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài. Điều này từ lâu đă là một trọng điểm để Bắc Kinh thể hiện tính hợp pháp của chính quyền Đảng Cộng sản.
“Ngoài ra, viện trợ nhân đạo của một cường quốc mới nổi có thể làm xói ṃn vai tṛ của cường quốc đă vững vàng và cho phép cường quốc mới nổi đó tăng vị thế trong trật tự khu vực,” ông Salmons viết.
Chi phí đắt đỏ của việc xây dựng một hạm đội chiến đấu cùng hàng không mẫu hạm, ước tính vào khoảng 10 tỷ đô la, cũng phù hợp với lập luận về biểu tượng quyền lực. Cũng giống như chương tŕnh không gian của Trung Quốc và việc Bắc Kinh tổ chức Olympic, hàng không mẫu hạm sẽ là sự thể hiện với bên ngoài không chỉ về một đất nước giàu có mà c̣n là một đất nước có năng lực kỹ thuật và năng lực tổ chức dẫn đầu. Hàng không mẫu hạm là một biểu tượng được thừa nhận rộng răi đến nỗi nó khiến cho các nước cảm nhận được ngay. Nếu Bắc Kinh triển khai tàu sân bay ra nước ngoài, th́ không chỉ mọi người đều chú ư mà ai cũng sẽ hiểu dạnh quyền lực đang được thể hiện, vẫn theo ông Salmons.