Nga và Trung Quốc tự nhiên nhận được "cơ hội vàng" từ việc Mỹ trừng phạt Iran. Chúng ta hăy nghe các chuyên gia phân tích.
Trừng phạt Iran, Mỹ vô t́nh “tặng“ cho Nga và Trung Quốc cơ hội vàng để lấp đầy khoảng trống mà Washington bỏ lại. Ảnh: Reuters
Chiến lược gia tăng sức ép của Mỹ lên Iran…
Tuyên bố trước công chúng ngày 8/5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran năm 2015. Theo ông Trump, Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) là một cuộc đàm phán tồi tệ mà Washington không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi thỏa thuận này và bắt đầu lại mọi thứ.
Mỹ không chỉ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà c̣n khẳng định sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế từng được dỡ bỏ khi tham gia JCPOA lên Iran. Làn sóng trừng phạt đầu tiên của Mỹ có hiệu lực ngày 6/8. Với động thái này, Washington cho rằng nền tài chính của chính phủ Iran sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khiến các nhà lănh đạo Tehran phải quay trở lại bàn đàm phán.
Bất kể Washington đánh giá thế nào về JCPOA, việc Nhà Trắng đơn phương rút khỏi một thỏa thuận đa phương như vậy có thể sẽ trở thành một trong những sai lầm địa chính trị nghiêm trọng nhất trong suốt một thập kỷ của Mỹ.
Chính sách của ông chủ Nhà Trắng trong việc tăng sức ép với Iran có một số vấn đề quan trọng cần xem xét mà trước tiên là những kỳ vọng của chính quyền Tổng thống Trump khi cho rằng các nhà lănh đạo Iran sẽ nhượng bộ các đ̣i hỏi từ phía Mỹ.
Washington cho rằng việc phải đương đầu với những khó khăn ngày càng gia tăng về kinh tế, những cuộc biểu t́nh chống chính phủ và t́nh h́nh tài chính bất ổn sẽ khiến Lănh tụ tối cao Iran - ông Ayatollah Ali Khamemei buộc phải bước vào một ṿng đàm phán ngoại giao hạt nhân khác với Washington. Những người Mỹ ủng hộ chính sách cứng rắn với Iran cho rằng một Iran đang "đau đầu" với vấn đề kinh tế về lư thuyết sẽ hành xử giống như bất cứ quốc gia nào khác, đó là t́m mọi cách để thoát khỏi khó khăn này. Dù sớm hay muộn th́ phía Tehran sẽ quay trở lại đàm phàn để chấm dứt những khó khăn chồng chất trong nước.
Tuy nhiên, khác với những ǵ Washington tính toán, Iran không dễ dàng từ bỏ. Thực tế th́ việc phải đối mặt với sự cô lập về kinh tế và ngoại giao không phải là một vấn đề mới đối với chính phủ nước Cộng ḥa Hồi giáo này. Trong gần 40 năm tồn tại, hiếm khi nào Iran không phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, chiến tranh và những kẻ thù trong khu vực. Quốc gia này đă trải qua một cuộc chiến đẫm máu trường kỳ với nước láng giềng Iraq những năm 1980 và vào thời điểm ấy, Tehran hầu như không có người bạn nào, không có sự ủng hộ từ bên ngoài cùng với một nền kinh tế kiệt quệ và một môi trường ngoại giao đầy rẫy những kẻ thù. Do đó, ngay cả những lệnh trừng phạt quốc tế mạnh mẽ nhất trong lịch sử cũng không đủ sức răn đe để hạn chế chương tŕnh hạt nhân của Iran. Rơ ràng, chỉ khi Mỹ và EU đưa ra cho các quan chức Iran một con đường ngoại giao đủ khả năng giải quyết các bế tắc hiện tại th́ Lănh tụ Tối cao Iran - ông Khamemei mới chấp nhận đàm phán với Mỹ.
Chính quyền ông Trump dường như tự tin rằng chiến lược gia tăng sức ép ở mức cao nhất là giải pháp để đạt được thành công. Chiến lược này khá logic khi các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ cho rằng "két tiền" của Iran rồi sẽ cạn kiệt v́ không có công ty nào đủ liều lĩnh để mạo hiểm lợi nhuận và danh tiếng của ḿnh buôn bán với Iran khi Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, cũng chính v́ thông báo của ông Trump hồi tháng 5/2018 mà một số công ty của EU như Total, A.P, Moller-Maersk và Siemens đă lần lượt rời khỏi Iran và đang dần chấm dứt công việc làm ăn với quốc gia này.
… và những “ngư ông đắc lợi” từ các lệnh trừng phạt của Mỹ
Tuy nhiên, khi cấm các hoạt động kinh doanh và ra các đ̣n trừng phạt với Iran cũng như gây sức ép lên các công ty phương Tây rút khỏi thị trường này, Mỹ đă vô t́nh "tặng" cho những đối thủ chiến lược của ḿnh là Nga và Trung Quốc một cơ hội vàng để lấp đầy khoảng trống mà Washington bỏ lại.
Các dự án khí đốt và dầu mỏ từng là những dự án chung giữa các công ty năng lượng Trung Quốc và phương Tây giờ có thể chỉ thuộc về Trung Quốc. Khi không c̣n phải cạnh tranh với các công ty Pháp, Anh và Đức tại thị trường này, Trung Quốc có một "cơ hội vàng" để thu về lợi nhuận tại một thị trường 80 triệu dân ở Iran.
Bắc Kinh hiện đóng vai tṛ là một nhà cho vay kiêm ngân hàng khổng lồ với các quốc gia như Sri Lanka và Venezuela. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược tương tự với Tehran nhằm can thiệp sâu vào vùng Vịnh Ba Tư quan trọng, kéo về phía ḿnh một trong những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới - Iran.
Nga cũng đang có được những lợi ích từ chiến lược Iran của Nhà Trắng. Dự trữ ngoại tệ của Moscow đang giảm đều do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, việc 1 triệu thùng dầu của Iran không đến được EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á có thể giúp Moscow thu về khoản lợi nhuận ngắn hạn từ dầu mỏ do nguồn cung thấp và nguồn cầu cao.
Washington sẽ tiếp tục dựa vào Saudi Arabia trong việc tăng cường xuất khẩu dầu thô để đảm bảo sự thiếu vắng của dầu mỏ Iran trên thị trường toàn cầu sẽ không làm tăng giá xăng dầu của Mỹ lên quá cao.
Dù vậy, Nhà Trắng cũng nên sáng suốt trong việc tiếp tục giữ các kênh liên lạc mở với Iran đặc biệt trong thời điểm căng thẳng giữa Washington và Tehran đang sôi sục. Các quan chức Mỹ và Iran không thể đánh giá thấp sức mạnh của đối thoại để giải quyết xung đột. Thậm chí dù Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn hơn th́ đối thoại vẫn sẽ tạo nên một sức mạnh lớn. Là một doanh nhân, chắc chắn ông Trump hiểu được việc đàm phán với đối thủ sẽ có lợi hơn nhiều so với việc né tránh những vấn đề bên trong quan trọng mà vốn có thể sẽ được giải quyết qua các cuộc đối thoại.
Điều quan trọng nhất Mỹ hiện có thể làm là hiểu được bài học rằng: Trong môi trường chính trị toàn cầu, quyết định về một vấn đề có thể ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ. V́ thế, nếu một quyết định đưa ra là sai lầm, khả năng bảo vệ những lợi ích của Mỹ có thể bị suy giảm.
Therealrtz © VietBF