Mặc dù là đồng minh thân cận nhất với Mỹ trong khối NATO, thế nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đang mạo hiểm lao vào tṛ chơi cân năo với Mỹ. Chính quyền Ankara không ngần ngại tung ra các đ̣n đáp trả Mỹ từ ngoại giao cho tới kinh tế.
Dù là đồng minh thân cận trong NATO nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang tỏ ra cứng rắn đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ
Giới kinh tế thế giới đang phấp phỏng âu lo dơi theo nguy cơ bùng phát khủng hoảng kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ khi đồng tiền Lira của quốc gia nửa Âu nửa Á có thời điểm mất giá tới gần 20% so với đồng USD. Theo đó, đồng Lira trong phiên giao dịch ngày 10-8 vừa qua có lúc giảm giá tới 18% so với đồng USD và đó là mức giảm lớn nhất trong ngày của đồng Lira kể từ năm 2001, một dấu hiệu mà Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak thừa nhận là “thách thức” đối với sự ổn định của kinh tế nước này.
Giới quan sát cho rằng, chiều hướng “lao dốc không phanh” của đồng Lira cũng như nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ đă phản chiếu những lo ngại, trong đó có vấn đề căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ. Sự mất giá kỷ lục trong suốt 17 năm của đồng Lira diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cùng ngày 10-8 tuyên bố đă cho phép tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, lên mức tương ứng 20% và 50%.
Nguy cơ nổ ra chiến tranh thương mại Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đồng nội tệ của Ankara mất giá trầm trọng. Vào tuần trước đó, đồng Lira đă giảm giá hơn 10% sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt đối với Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ với lư do 2 quan chức này có vai tṛ quan trọng trong quyết định bắt và giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson.
Xung đột thương mại song hành căng thẳng ngoại giao đă tác động tiêu cực tới tâm lư nhà đầu tư cùng giá trị đồng nội tệ Lira và càng tồi tệ thêm bởi sự cứng rắn đầy thách thức từ chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan trong quan hệ với đồng minh chủ chốt như Mỹ. Thay v́ đàm phán với Mỹ để tháo gỡ bất đồng, Tổng thống Tayyip Erdogan trong phát biểu ngày 12-8 đă tuyên bố “sẽ đáp trả những người gây ra cuộc chiến thương mại” với nước này.
Nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cho là tiếp tục giữ thái độ khiêu khích đối với Mỹ khi cam kết đưa ra các biện pháp giúp nền kinh tế giảm phụ thuộc vào đồng USD cũng như thị trường Mỹ. Ông Tayyip Erdogan cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả Mỹ bằng cách hướng đến “những đồng minh mới, các thị trường mới”.
Sự thách thức và đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đă khiến 2 nước vốn là đồng minh thân cận trong NATO như cùng lao vào một tṛ chơi mạo hiểm mà giới quan sát nhận định rằng hai bên có thể sẽ “cùng thua”. Phần thua thiệt nhất đương nhiên thuộc về quốc gia có tiềm lực mọi mặt yếu hơn rất nhiều như Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan xem ra càng mạo hiểm hơn khi quyết “ăn thua” với một siêu cường khi mà nền kinh tế của họ đang tồn tại những nhân tố đầy bất ổn, trong đó đặc biệt quan ngại là khoản nợ nước ngoài hiện đă lên đến 350 tỷ USD. Đồng nội tệ Lira mất giá tới 45% kể từ đầu năm đă đẩy lạm phát tăng vọt, khiến giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men cũng v́ thế mà “té nước theo mưa”.
Pḥng ngừa bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại và ngoại giao với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đă công bố chương tŕnh kinh tế mới nhằm xoa dịu những quan ngại của thị trường tài chính hiện nay cũng như phục hồi giá trị đồng Lira và niềm tin của giới đầu tư. Tuy nhiên, những biện pháp trong đó có vẻ hoàn toàn không hiệu quả nếu như Ankara tiếp tục dấn sâu thêm vào cuộc đua đối đầu với Mỹ.
Therealrtz © VietBF