Đội tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh chưa thể khôi phục được sức mạnh. Nguyên nhân được t́m ra là từ thiết bị Mỹ cung cấp.
Tàu ngầm hạt nhân Astute của Anh.
Hải quân Anh vừa phát hiện khiếm khuyết mối hàn trong ống phóng tên lửa đạn đạo - những bộ phận được sáng chế và sản xuất tại Mỹ. Theo kế hoạch của Hải quân Anh, đến năm 2030 các tàu ngầm loại Dreadnought cần thay thế bốn tàu ngầm lớp Vanguard.
Việc xây dựng được giao cho công ty Anh BAE Systems, chịu phụ thuộc vào việc cung cấp các thành phần máy và công nghệ từ Mỹ. Ông Bill Couch đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đă xác nhận về việc có những chỗ khiếm khuyết hư hại như vậy.
"Chúng tôi biết có chuyện điều tra các vấn đề với chất lượng hàn trong ống phóng tên lửa đạn đạo sản phẩm của công ty Mỹ BWX Technologies, nhưng chương tŕnh Dreadnought của chúng tôi vẫn đúng tiến độ và trong khuôn khổ ngân sách, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được bàn giao vào đầu những năm 2030", vị đại diện này khẳng định.
Trước khi tờ The Times đăng tải thông tin Anh gặp sự cố với chương tŕnh Dreadnought, tờ The Sun của Anh trích dẫn nguồn tin riêng cho biết, hiện tất cả 7 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh đều trục trặc v́ nhiều lư do khác nhau nhưng Bộ Quốc pḥng nước này đă giấu nhẹm thông tin.
Ba tàu ngầm hạt nhân tấn công mới nhất lớp Astute, mỗi chiếc tiêu tốn 1,7 tỷ bảng (hơn 2,1 tỷ USD) ngân sách, liên tục vấp phải các sự cố kỹ thuật khiến chúng không có khả năng hoạt động, c̣n 4 tàu ngầm cũ lớp Trafalgar th́ đang "sống thoi thóp".
Vào thời điểm này, tàu Ambush lớp Astute c̣n mới tinh nhưng cũng đang được sửa chữa sau cú va với một tàu chở dầu gần Gibraltar từ hồi tháng 7/2016.
Hiện chỉ có một tàu ngầm lớp Astute là đang trên biển, nhưng vừa hoàn thành thử nghiệm và mới được đưa vào trang bị. Riêng 4 tàu ngầm chiến lược lớp Vanguard mang tên lửa Triden II D5 là đang trong t́nh trạng sẵn sàng tác chiến, tuy nhiên, mỗi thời điểm hải quân Anh cũng chỉ có thể duy tŕ tối đa 2 tàu hoạt động.
Hơn nữa, các tàu ngầm lớp này cũng không c̣n đủ độ tin cậy, do đó, hải quân Anh đang triển khai dự án phát triển tàu ngầm thế hệ mới nhằm thay thế cho các tàu lớp Vanguard. Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm đầu tiên được dự kiến sẽ ra mắt sớm nhất là trước năm 2030.
Như vậy, ngoài 2 chiếc tàu ngầm chiến lược, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ xảy ra t́nh huống nước Anh không có tàu ngầm tấn công hoạt động. Trong khoảng thời gian tới, Anh sẽ không đủ khả năng đối phó với các hành động của tàu ngầm Nga ở Biển Bắc.
Một vấn đề khác là t́nh trạng nhiều thiết bị kỹ thuật hư hỏng lâu dài mà không được thay thế hay sửa chữa. Cựu thủy thủ Hải quân Hoàng gia William Mc Neill c̣n tiết lộ trên trang WikiLeaks là, thậm chí ở nhiều tàu ngầm, khoang tên lửa c̣n được dùng làm pḥng tập thể thao.
William Mc chỉ ra, hạm đội tàu ngầm Anh đang trong t́nh trạng xuống dốc không phanh, an ninh của cơ sở hạt nhân rất đáng lo ngại bởi không được bảo vệ đúng cách, thậm chí là "bất kỳ kẻ khủng bố hoặc kẻ tâm thần nào cũng có thể thâm nhập vào các căn cứ tàu ngầm hay cơ sở hạt nhân",
Theo ông, bộ phận an ninh tại các cơ sở hạt nhân của Anh hoạt động rất tồi tệ, thâm nhập vào đó c̣n dễ hơn so với "đa số các hộp đêm". Ngoài ra, có thể dễ dàng mang thiết bị điện tử cá nhân vào các khu vực được bảo vệ, bao gồm cả thiết bị lưu trữ thông tin để sao chép dữ liệu bí mật.
Một vấn đề khác là sự chậm trễ trong kế hoạch đóng tàu sân bay. Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth của Anh phải ít nhất đến năm 2020 mới có thể đi vào hoạt động, c̣n chiếc thứ 2 là Prince of Wales đến năm 2020 mới hoàn tất, đến năm 2025 mới sẵn sàng biên chế cho hải quân Anh.
Trong khi đó, các máy bay F-35B mà Anh đặt mua từ Mỹ đang gặp nhiều trục trặc, đến năm 2020 cũng chưa chắc đă nhận được, không rơ đến bao giờ mới nhận đủ 24 chiếc F-35B để hoàn thiện biên chế phi đội Không quân Hải quân 809, đơn vị chiến đấu trên tàu HMS Queen Elizabeth.
Do đó, từ nay đến giai đoạn năm 2025 sức mạnh của hải quân Hoàng gia Anh sẽ suy giảm khá nhiều, khiến họ không thể cạnh tranh được với lực lượng hải quân của 2 cường quốc Trung Quốc và đặc biệt là Nga.
Therealrtz © VietBF