Vietbf.com - Mỹ đang lo ngại cho rằng bộ quy tắc ứng xử đang đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc, mà Bắc Kinh đang thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, khiến Mỹ phải nhấn mạnh là cần phải tránh việc nước lớn gây áp lực trên nước nhỏ trong cuộc thương thuyết.
Ngoại trưởng các nước dự Diễn đàn ASEAN tại Singapore ngày 04/08/2018. REUTERS/Edgar Su
Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN, bà Piper Campbell, đại biện lâm thời của phái bộ Mỹ bên cạnh ASEAN đă tái khẳng định rơ ràng lập trường của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông.
Theo quan chức này : « Trong những khuôn khổ như đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC, điều cực kỳ quan trọng là không nước nào được quyền gây áp lực đối với nước khác ».
Bà Campbell nói tiếp : « Điều quan trọng là mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải có cơ hội bảo vệ các lợi ích quốc gia, cũng như các nguyên tắc quốc tế thật rơ ràng, mà cụ thể là những điều đă được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ».
Đặc sứ Mỹ phụ trách ASEAN cũng nhấn mạnh rằng Washington luôn theo dơi sát những diễn biến tại Biển Đông. Bà Campbell cho biết, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đă có dịp bày tỏ quan điểm của Washington, theo đó « mọi bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) cần ghi nhận các mối quan tâm và quyền lợi của các bên thứ ba. »
Lời nhắc nhở này của phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đề nghị loại trừ các nước ngoài khu vực ra khỏi các cuộc diễn tập Hải Quân chung được đề xuất trong bộ Quy Tắc Ứng Xử, hay ra khỏi các đề án thăm ḍ năng lượng ở Biển Đông, một đề nghị bị cho là nhằm đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này.
Theo báo Philippine Star ngày 08/08, đề nghị của Bắc Kinh loại trừ các bên thứ ba ra khỏi các cuộc tập trận đă được Manila tỏ ư tán đồng khi phát ngôn viên của tổng thống Duterte cho rằng không thấy trở ngại nào trong đề nghị của Trung Quốc.
Dù rất hài ḷng trước việc Trung Quốc và các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán về COC, nhưng Washington đă nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải của các nước khác ở Biển Đông.