Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ông nghĩ có thể thắng Trung ư? Hoàn thoàn có thể ngược lại.
Điều thoạt tiên là một mâu thuẫn thương mại – với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm – dường như đă nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc. Nếu “thỏa thuận ngừng bắn” giữa châu Âu và Mỹ được duy tŕ, Mỹ sẽ chủ yếu chiến đấu với Trung Quốc, chứ không phải cả thế giới (tất nhiên, xung đột thương mại với Canada và Mexico sẽ tiếp tục âm ỉ nếu xét các đ̣i hỏi của Hoa Kỳ mà cả hai nước đều không thể hoặc không nên chấp nhận).
Ngoài nhận định chính xác nhưng giờ đă thành nhàm chán rằng tất cả các bên đều sẽ là người thua cuộc, chúng ta có thể nói ǵ về những kết quả có thể có từ cuộc chiến thương mại của Trump?
Thứ nhất, kinh tế vĩ mô luôn luôn là yếu tố quyết định: nếu đầu tư trong nước của Hoa Kỳ tiếp tục vượt quá mức tiết kiệm, Mỹ sẽ phải nhập khẩu vốn và thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ lớn. Tệ hơn nữa, do việc cắt giảm thuế được ban hành vào cuối năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Mỹ đang đạt kỷ lục mới – gần đây được dự kiến sẽ vượt 1 ngh́n tỷ đô la vào năm 2020 – có nghĩa là thâm hụt thương mại gần như chắc chắn sẽ tăng lên, bất kể kết quả của chiến tranh thương mại là ǵ. Cách duy nhất để điều đó không xảy ra là nếu Trump đưa Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, với thu nhập giảm quá nhiều đến mức khiến đầu tư và nhập khẩu giảm mạnh.
Kết quả “tốt nhất” của việc Trump tập trung quá mức vào thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ là sự cải thiện trong cán cân song phương, đi kèm với đó là sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với một hoặc vài quốc gia khác. Hoa Kỳ có thể bán nhiều khí tự nhiên hơn cho Trung Quốc và mua ít máy giặt hơn từ nước này; nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ bán ít khí tự nhiên hơn cho các nước khác và sẽ mua máy giặt hoặc thứ ǵ đó khác từ Thái Lan hoặc một quốc gia khác vốn đă tránh được cơn thịnh nộ của Trump. Nhưng, bởi v́ Hoa Kỳ can thiệp vào thị trường, nước này sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập khẩu và nhận được ít tiền hơn cho hàng xuất khẩu nếu so với trường hợp không xảy ra chiến tranh thương mại. Tóm lại, kết quả tốt nhất có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ trở nên tồi tệ hơn so với ngày hôm nay.
Hoa Kỳ có một vấn đề, nhưng đó không phải là vấn đề với Trung Quốc. Đó là vấn đề ở trong nước: Nước Mỹ đă tiết kiệm quá ít. Trump, giống như rất nhiều đồng bào của ông, vô cùng thiển cận. Nếu ông ta có chút hiểu biết về kinh tế và tầm nh́n dài hạn, ông ta sẽ đă làm những ǵ có thể để gia tăng tiết kiệm quốc gia. Điều đó sẽ làm giảm thâm hụt thương mại đa phương.
Có những biện pháp khắc phục nhanh hơn một cách rơ ràng: Trung Quốc có thể mua thêm dầu của Mỹ và sau đó bán số dầu đó cho nước khác. Điều này sẽ không tạo ra một sự khác biệt đáng kể nào, ngoài việc có thể tăng nhẹ chi phí giao dịch. Nhưng Trump có thể khoe khoang rằng ông đă loại bỏ được thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc.
Trong thực tế, giảm đáng kể thâm hụt thương mại song phương một cách có ư nghĩa sẽ là rất khó khăn. Khi nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc giảm xuống, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu – ngay cả khi không có sự can thiệp của chính phủ. Điều này một phần sẽ làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của mức thuế quan tăng lên của Hoa Kỳ; đồng thời sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc so với các nước khác — và điều này sẽ đúng ngay cả khi Trung Quốc không sử dụng các công cụ khác mà nước này sở hữu như kiểm soát tiền lương và kiểm soát giá, hoặc đẩy mạnh gia tăng năng suất. Cán cân thương mại tổng thể của Trung Quốc, cũng giống như của Mỹ, được xác định bởi t́nh h́nh kinh tế vĩ mô của nước này.
Nếu Trung Quốc can thiệp tích cực hơn và trả đũa mạnh hơn, sự thay đổi trong cán cân thương mại Mỹ -Trung có thể thậm chí c̣n nhỏ hơn. Sự đau đớn tương đối mà mỗi bên gây ra cho bên kia rất khó xác định. Trung Quốc có khả năng kiểm soát lớn hơn đối với nền kinh tế và đang muốn chuyển sang mô h́nh tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước hơn là đầu tư và xuất khẩu. Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đang giúp Trung Quốc làm được những ǵ mà nước này đang cố gắng làm. Mặt khác, các hành động của Hoa Kỳ diễn ra vào một thời điểm khi Trung Quốc đang cố gắng quản lư đ̣n bẩy nợ quá mức và công suất dư thừa; ít nhất là trong một số lĩnh vực, Mỹ sẽ làm cho những nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn.
Điều này rất rơ ràng: nếu mục tiêu của Trump là ngăn chặn Trung Quốc theo đuổi chính sách “Made in China 2025” – được thông qua vào năm 2015 nhằm thúc đẩy mục tiêu 40 năm qua là thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa Trung Quốc với các nước tiên tiến – th́ ông ta gần như chắc chắn sẽ thất bại . Ngược lại, hành động của Trump sẽ chỉ làm gia tăng quyết tâm của các nhà lănh đạo Trung Quốc trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo và đạt được ưu thế về công nghệ khi họ nhận ra rằng không thể dựa vào các nước khác, và rằng Mỹ đang hết sức thù địch.
Nếu một quốc gia bước vào chiến tranh, dù là trên lĩnh vực thương mại hay ǵ khác, quốc gia đó cần đảm bảo rằng các vị tướng giỏi – với mục tiêu được xác định rơ ràng, chiến lược khả thi và sự ủng hộ của người dân – sẽ được giao cầm quân. Chính đây là nơi sự khác biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tỏ ra rất lớn. Không một quốc gia nào có thể có một đội ngũ hoạch định chính sách kinh tế bất tài hơn đội ngũ của Trump, và phần lớn người Mỹ không ủng hộ chiến tranh thương mại.
Sự ủng hộ của công chúng sẽ càng giảm hơn nữa khi người Mỹ nhận ra rằng họ mất gấp đôi từ cuộc chiến này: công ăn việc làm sẽ biến mất, không chỉ v́ các biện pháp trả đũa của Trung Quốc mà c̣n v́ thuế nhập khẩu của Mỹ sẽ làm tăng giá hàng xuất khẩu của nước này và khiến chúng kém khả năng cạnh tranh hơn; và giá hàng hóa họ mua sẽ tăng lên. Điều này có thể khiến tỷ giá hối đoái của đồng đô la giảm, làm lạm phát ở Mỹ tăng nhiều hơn – khiến cho sự phản đối càng gia tăng. Fed có khả năng sẽ tăng lăi suất, dẫn đến đầu tư và tăng trưởng yếu hơn và thất nghiệp nhiều hơn.
Trump đă cho thấy cách ông ta phản ứng khi bị phát hiện nói dối hoặc các chính sách của ông ta không thành công: ông ta sẽ càng quyết tâm làm tới. Trung Quốc đă nhiều lần đưa ra cách giữ thể diện để Trump có thể rời chiến trường và tuyên bố chiến thắng. Nhưng ông từ chối chấp nhận các biện pháp đó. Có lẽ hy vọng chỉ có thể được t́m thấy trong ba đặc điểm khác của Trump: sự tập trung vào h́nh thức thay v́ thực chất, tính không thể đoán trước được, và cảm t́nh của ông ta đối với những “lănh đạo lớn”. Có lẽ trong một cuộc họp hoành tráng với Chủ tịch Tập Cận B́nh, ông có thể tuyên bố rằng vấn đề đă được giải quyết, với một số điều chỉnh thuế suất nhỏ đây đó, và một số cử chỉ mới nhằm mở cửa thị trường mà Trung Quốc đă lên kế hoạch công bố, và mọi người đều có thể vui vẻ về nhà.
Trong kịch bản này, Trump sẽ “giải quyết” xong, một cách không hoàn hảo, vấn đề mà ông ta đă tự tạo ra. Nhưng thế giới sau cuộc chiến tranh thương mại ngu xuẩn của ông ta vẫn sẽ khác: thiếu chắc chắn hơn, ít tin tưởng hơn vào luật pháp quốc tế, và với những đường biên giới cứng hơn. Trump đă thay đổi thế giới, một cách vĩnh viễn, theo hướng tồi tệ hơn. Ngay cả khi có những kết quả tốt nhất có thể, người chiến thắng duy nhất chỉ là Trump – với cái tôi ngoại cỡ của ông ta được bơm vá lên thêm một chút nữa.
Joseph E. Stiglitz, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2001 và huân chương John Bates Clark năm 1979, là giáo sư tại Đại học Columbia, đồng chủ tịch Nhóm Chuyên gia Cấp cao về Đánh giá T́nh h́nh Kinh tế và Tiến bộ Xă hội của OECD, và là kinh tế trưởng của Viện Roosevelt. Ông nguyên là phó chủ tịch cấp cao và kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới và chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Năm 2000, ông thành lập Sáng kiến Đối thoại Chính sách, một viện nghiên cứu chính sách về phát triển quốc tế có trụ sở tại Đại học Columbia. Cuốn sách gần đây nhất của ông là The Euro: How a Common Currency Threatens the Future of Europe.