Ngay sau khi đắc cử tổng thống Philippines, ông Duterte đă thay đổi chính sách. Thay v́ thân Mỹ th́ ông này lại thân Tàu. Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10/2016 của ḿnh, ông đă được TQ cam kết đầu tư trị giá 24 tỉ USD của Trung Quốc dành cho Philippines - trong đó có 15 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 9 tỉ USD vay ưu đăi. Thế nhưng từ bấy đến nay đă gần 2 năm trôi qua nhưng Philippines vẫn dài cổ chờ...
Tổng thống Rodrigo Duterte bắt tay Chủ tịch Tập Cận B́nh sau lễ kư kết ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hồi tháng 10-2016. Ảnh: REUTERS
Các phương tiện truyền thông cũng xoáy sâu vào những hành động nhượng bộ của Philippines ở biển Đông để đổi lấy các khoản đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp những hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp.
Thực tế, chính quyền của ông Duterte đă từ bỏ lập trường trước đó của Philippines đối với phán quyết của ṭa trọng tài ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi lư của Trung Quốc ở biển Đông. Sự xuống nước này của quốc gia đầu tiên đưa vấn đề yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông ra ṭa án quốc tế khiến Bắc Kinh được đà tiến hành nhiều bước đi ngang ngược hơn ở vùng biển quan trọng này thời gian qua.
Không ít quốc gia đă nếm "vị đắng" của những khoản đầu tư bạo tay của nền kinh tế số 2 thế giới. Song trong câu chuyện của Philippines, sự tŕ trệ của các dự án không hẳn chỉ xuất phát từ phía Trung Quốc. Bản thân nước chủ nhà đă có những điều chỉnh và đánh giá lại để thấy được hàng loạt dự án nhiều tỉ USD không tốt đẹp như mong đợi.
Theo đó, đề xuất trị giá 780 triệu USD từ Trung Quốc để nâng cấp 4 ḥn đảo ở TP Davao - Philippines trở nên bất khả thi sau khi một nghiên cứu chỉ ra các phí tổn to lớn về vấn đề xă hội, môi trường và kinh tế của dự án. Từ đó, chính quyền địa phương quyết định hủy thỏa thuận. Cũng xuất phát từ lư do tương tự, thỏa thuận giữa Global Ferronickel - nhà sản xuất quặng niken lớn thứ 3 ở Philippines và tập đoàn cung cấp đồng Baiyin Nonferrous (Trung Quốc) cũng bị đ́nh trệ, sau lệnh tạm hoăn khai thác mới kéo dài 6 năm ở Philippines đối với tất cả dự án khai thác quy mô lớn mới.
Trong khi đó, dự án thủy điện của Công ty Power China Guizhou (Trung Quốc) và Công ty Greenergy Development (Philippines) gặp trục trặc v́ liên quan đến Luật Cơ bản Bangsamoro (BBL) được Philippines thông qua gần đây, theo đó cho phép thực hiện chế độ tự trị đối với các khu vực Hồi giáo ở miền Nam Philippines. Chính v́ thế, tất cả dự án đầu tư lớn ở tỉnh Mindanao đều bị tŕ hoăn trong bối cảnh các nhà đầu tư đang cân nhắc những tác động đối với họ.
Một nghiên cứu khác về nhiều dự án viện trợ không được thực thi cho thấy vấn đề đến từ quá tŕnh thủ tục hơn là việc cố ư rút tài trợ của các nhà đầu tư. Tổng số dự án viện trợ giảm xuống c̣n 3 dự án ưu tiên trong tháng 1-2017. Một số dự án trong gói cam kết trị giá 9 tỉ USD bị hủy bỏ, không ít kế hoạch bị tŕ hoăn trong khi một số khác nằm trong danh sách chờ.
Theo báo The South China Morning Post (Hồng Kông), không thể đổ lỗi cho Trung Quốc hay chính quyền Philippines về sự chậm trễ và hủy bỏ các dự án đầu tư. Thay vào đó, cả hai nên bị chỉ trích v́ đánh giá sai những cam kết đầu tư và khả năng hiện thực hóa chúng rồi thổi phồng các dự án để tăng cường ảnh hưởng chính trị.
Therealrtz © VietBF