Với Tổng thống Mỹ Donald Trump, không biết đâu mà lần. Ông thích dùng thủ thuật "mền nắn rắn buông". Mới đây ông Trump lại đề xuất đối thoại cùng Iran, đi ngược lại với chính sách cứng rắn gây áp lực kinh tế và ngoại giao trong thời gian qua. Các quan chức Mỹ nhận định rằng mục tiêu của Tổng thống Trump qua động thái này là kiềm chế hành vi của Iran.
Ngày 30/7, Tổng thống Trump đă hạ giọng với Iran và nói rằng ông có thể gặp Tổng thống Hassan Rouhani mà không cần điều kiện tiên quyết. Theo lịch tŕnh, cả hai nhà lănh đạo đều dự kiến phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên hợp quốc trong cùng một ngày vào tháng 9 tới.
Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran ngày 31/7 đánh giá đề nghị của Tổng thống Trump đàm phán với Tehran hoàn toàn đi ngược lại với hành động của nhà lănh đạo này.
Tổng thống Donald Trump trả lời truyền thông khi tuyên bố ư định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Ảnh: Reuters
Hăng thông tấn Fars (Iran) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bahram Qasemi nhận định: “Các lệnh trừng phạt và áp lực hoàn toàn trái ngược với đối thoại. Liệu Tổng thống Trump có thể chứng minh với Iran rằng phát biểu của ông ấy phản ánh ư định muốn đàm phán thực sự thay v́ để thu được lợi ích?”.
Iran từ lâu đă cáo buộc Mỹ gây bất ổn tại Trung Đông và vô cùng không hài ḷng khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015. Trong khi đó, Tổng thống Trump từng bày tỏ hy vọng về thỏa thuận mạnh mẽ hơn với Iran thay cho Kế hoạch Hành động Toàn diện Hỗn hợp (JCPOA) đạt được năm 2015.
Chính sách của Tổng thống Trump vốn đă tạo áp lực lên nền kinh tế Iran. Và Iran c̣n chuẩn bị cho ngày 7/8 khi theo dự kiến Mỹ sẽ áp dụng thêm lệnh trừng phạt kinh tế. Hăng thông tấn Reuters (Anh) dựa đoán xuất khẩu dầu của Iran có thể giảm 2/3 do lệnh trừng phạt.
Chính phủ của Tổng thống Trump c̣n muốn gây áp lực với Iran qua mặt trận truyền thông mạng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính phủ Mỹ đă lập kênh truyền h́nh, đài phát thanh, mạng xă hội tiếng Iran để giúp người dân quốc gia Trung Đông này “tránh khỏi kiểm duyệt internet”.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng tham vọng tạo ra một liên minh an ninh và chính trị với 6 quốc gia Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh cùng Ai Cập và Jordan để đối trọng với tầm ảnh hưởng của Iran. Kế hoạch này được một số quan chức tại Nhà Trắng gọi là “NATO Arab” của các đồng minh ḍng Hồi giáo Sunni vốn căn thẳng từ lâu với ḍng Shi’ite của Iran.
Tuy nhiên, rủi ro của việc tạo liên minh trong khu vực là Mỹ có thể châm ng̣i cho một cuộc xung đột mà Mỹ cũng bị kéo vào.
Những biện phám mạnh mẽ của Mỹ với Iran tạo lo ngại rằng Tổng thống Trump đang t́m cách thay đổi giới lănh đạo ở Tehran. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James N. Mattis ngày 27/7 khẳng định chính quyền Tổng thống Trump không hề có chủ trương muốn thay đổi chính quyền tại Iran.