Những ngày qua, điểm nóng dồn vào mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran với nguy cơ xảy ra chiến tranh. Mặc dù Mỹ tỏ ư định muốn bàn bạc một ‘Thỏa thuận hạt nhân thực sự’ với Iran, nhưng vẫn tuyên bố để ngỏ khả năng tấn công cơ sở hạt nhân Iran.
Ông Trump muốn Iran kư thỏa thuận mới theo những điều kiện của Mỹ
Mỹ bí mật bật đèn xanh cho Oman liên lạc với Iran
Theo nguồn tin độc quyền của DEBKAfile, vào ngày 2 tháng 7, nhà lănh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đă khởi động tiến tŕnh t́m hiểu và đáp ứng các yêu cầu bí mật về các điều kiện của chính quyền Trump để đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới.
Các nguồn tin của DEBKAfile báo cáo rằng, ông đă t́m cách giải tỏa các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Hoa Kỳ đối với Iran, sau khi các cố vấn của ông cảnh báo rằng, toàn bộ các h́nh phạt này dự kiến sẽ rơi vào tháng 8, cùng với lệnh cấm xuất khẩu dầu của Iran trong tháng 11, sẽ làm cho chế độ Tehran trở nên lung lay tận gốc rễ.
Vào ngày 29 tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Muhammed Javad Zarif đă cảnh cáo rằng, chính quyền Tehran có đầy đủ quyền lực để chứng minh cho Hoa Kỳ rằng họ nên từ bỏ cơn cuồng chống Iran, thế giới đă đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ nên từ bỏ sự phụ thuộc vào các biện pháp trừng phạt.
Dường như ông Zarif đưa ra tuyên bố này là nhắn đến Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis, người ngày hôm đó đă tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Oman Yusuf bin Alawi bin Abdullah tại Lầu Năm Góc. Theo nguồn tin từ Muscat, những ǵ họ thảo luận là làm thế nào để giảm bớt sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Oman trước đó đă gặp người đồng cấp Iran vào ngày 2 tháng 7 và ông có thể chuyển đến nhà lănh đạo Lầu Năm Góc tín hiệu rằng, Bộ trưởng Ngoại giao Iran theo lệnh của nhà lănh đạo tối cao Khamenei, đă yêu cầu Oman đảm nhận vai tṛ trung gian với Washington.
Có thể nhớ lại rằng, Muscat cũng đă đóng vai tṛ vô cùng quan trọng trong Thỏa tuận Hạt nhân Iran 2015. Trong giai đoạn 2012-2015, Oman đă thay mặt chính quyền Obama cho sứ mệnh ngoại giao bí mật này, dẫn đến việc kư kết Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) hạt giữa Iran với sáu cường quốc thế giới Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức.
Cũng theo các nguồn tin của DEBKAfile, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đă bật đèn xanh cho ông Mattis yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Oman mở lại một kênh liên lạc gián tiếp tới Tehran, do đó, lặp lại bí mật mô h́nh ngoại giao được sử dụng bởi người tiền nhiệm Barak Obama của ḿnh để đối phó với Cộng ḥa Hồi giáo Iran.
Theo DEBKAfile, các bước thăm ḍ cho một cuộc đàm phán hạt nhân mới giữa Mỹ và Iran sẽ được xúc tiến trong những tuần tới, và đợt áp dặt trừng phạt đầu tiên của Mỹ với Iran được thực hiện vào ngày 04/8 có thể là chất xúc tác để Washington ép Tehran phải nhượng bộ.
Mỹ công khai bật đèn xanh cho Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn ngày 30/7 đă cho biết rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ sẵn sàng ngồi xuống bàn đàm phán với các nhà lănh đạo Tehran nếu Iran giảm hành vi thù địch của họ ở Trung Đông và đồng ư tham gia một thỏa thuận hạt nhân mới.
Ông Pompeo nói với CNBC News hôm 30/7 rằng, Tổng thống Trump muốn gặp gỡ mọi người để giải quyết vấn đề, nhưng quan trọng là Iuran pải có những cử chỉ thiện ư đáp trả lại.
Theo ông, nếu Iran chứng minh cam kết thực hiện những thay đổi cơ bản trong cách họ đối xử với người dân của ḿnh, giảm thiểu hành vi thù địch của họ, đồng ư tham gia vào việc bàn bạc về một thỏa thuận hạt nhân thực sự (Real Deal), th́ ông Trump sẵn sàng ngồi xuống và có cuộc tṛ chuyện với Tehran.
Tuy nhiên, thái độ của ông Donald Trump lại rất khó nắm bắt. Ngay trong ngày ông Pompeo đưa ra tuyên bố (30/7), Tổng thống Mỹ nói rằng ông sẽ gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani bất cứ lúc nào mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Thế nhưng, mới hồi tuần trước, ông Trump cảnh báo Rouhani rằng nếu ông ta c̣n đe dọa Hoa Kỳ một lần nữa, Iran sẽ phải gánh chịu những hậu quả mà “rất hiếm quốc gia trong lịch sử đă từng trải qua”.
Vào ngày 24 tháng 7, ông chủ Nhà Trắng cho biết, ông sẵn sàng kư một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, miễn là nó khác với Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thường được gọi là thỏa thuận hạt nhân của Iran (Iran Nuclear Deal - IND), mà người tiền nhiệm Barak Obama đă mất rất nhiều tâm sức mới đạt được, nhưng lại bị ông coi là một “thảm họa đối với nước Mỹ”.
Vào ngày 08 tháng 5, Trump đă rút Mỹ khỏi JCPOA, được kư kết vào năm 2015 tại Vienna bởi Iran, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Pháp, Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Đức, bất chấp việc các nước c̣n lại phản đối hành động này và tiếp tục đàm phán với Iran để thiết lập một “Thỏa thuận hạt nhân Iran mới, không Mỹ”.
Có thể nhận thấy rằng, sự bất nhất trong các tuyên bố của Trump không phải là sự xuất phát từ tính cách “bốc đồng và xốc nổi” của ông này. Trump, với bản năng “sói săn mồi” của một tỷ phú Mỹ, rất biết cách tung hỏa mù, khiến người ta bối rối và khó có thể hoạch định được một chiến lược đối phó nhất quán với các hành động của Mỹ.
Mỹ để ngỏ khả năng hủy diệt tiềm lực hạt nhân Iran
Vừa qua, truyền thông Australia dẫn một nguồn tin là các quan chức cấp nước này tiết lộ một thông tin gây sốc rằng, chính phủ Australia tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẵn sàng tấn công các mục tiêu hạt nhân của Iran vào đầu tháng tới (tháng 8).
Theo đài truyền h́nh ABC, các nguồn tin quốc pḥng của Australia và các cơ quan t́nh báo của Anh có thể giúp Hoa Kỳ xác định chính xác địa điểm các mục tiêu hạt nhân của Iran, để có thể chỉ bằng một đ̣n quyết định có thể hủy diệt tiềm lực hạt nhân của Tehran.
Mỹ để ngỏ khả năng tấn công phủ dầu vào các cơ sở hạt nhân Iran (Ảnh minh họa)
Mặc dù Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đă bác bỏ những cáo buộc trên và phủ nhận thông tin về việc Hoa Kỳ đă chuẩn bị cho hoạt động tấn công vào các cơ sở hạt nhân Iran, nhưng giới quan sát cho rằng, biện pháp quân sự là điều không thể thiếu trong bất cứ kế hoạch nào của Mỹ.
Ngoài ra, không thể chối bỏ vai tṛ của giới t́nh báo và quân sự của Israel, khi những cơ quan t́nh báo nước này có những nhân tố xâm nhập trong ḷng Iran để thăm ḍ tiềm lực hạt nhân Iran; c̣n các phương tiện trinh sát của Lực lượng Pḥng vệ Israel (IDF) đảm nhận nhiệm vụ phát hiện những cơ sở làm giàu hạt IDF cũng có đủ khả năng tiến hành nhiệm vụ hủy diệt chúng.
Trước đó cũng đă có những tiết lộ về việc không quân Israel đă chuẩn bị đầy đủ danh sách các mục tiêu và sẵn sàng đánh đ̣n phủ đầu hủy diệt các cơ sở hạt nhân Iran, bất chấp việc Mỹ có cùng hành động hay không.
Rơ ràng là với những thông tin như trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chiến lược “vừa đánh, vừa đàm; vừa đấm vừa xoa; vừa dọa nạt, vừa vỗ về” với Iran, đồng thời áp dụng công cụ truyền thống là “cây gậy và củ cà rốt” trong vấn đề này, khi để ngỏ khả năng tấn công quân sự vào Iran.
Ông Trump hy vọng việc cảnh cáo Iran sẽ phải nhận đ̣n trừng phạt “chưa từng có”, được bổ trợ bởi những đe dọa tiến hành các hành động quân sự phủ đầu thảm khốc, sẽ khiến chính quyền Tehran phải xuống thang, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.
Therealrtz © VietBF