Trung Quốc đă coi Biển Đông thành ao nhà của chúng? Vừa qua Bắc Kinh đă có hành động đuổi máy bay Philippines tuần tra Biển Đông. Trước sự việc này Chính quyền Philippines đă phản đối việc Trung Quốc tăng phát tín hiệu radio, đ̣i máy bay-tàu chiến Philippines tránh xa các cơ sở quân sự Trung Quốc trên Biển Đông.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 31.7 dẫn một báo báo của chính phủ Philippines cho biết riêng trong nửa cuối năm 2017, máy bay quân sự Philippines đă nhận tín hiệu radio cảnh báo của Trung Quốc ít nhất 47 lần, khi máy bay của Philippines bay tuần tra gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép và quân sự hóa trên Biển Đông.
Báo cáo viết tín hiệu radio Trung Quốc “nhằm tăng cường chiến thuật của họ với phi công chúng ta tiến hành tuần tra trên không phận biển Tây Thái B́nh Dương”, sử dụng cách Philippines gọi Biển Đông.
Báo cáo cho biết một máy bay không quân Philippines bay tuần tra gần cụm đảo nhân tạo xây trái phép hồi tháng 1.2017, đă nhận một tín hiệu cảnh cáo “các anh đang gây nguy hiểm cho an ninh của lănh thổ Trung Quốc. Hăy rời khỏi lập tức và tránh xa để tránh hiểu lầm”.
Trung Quốc xây cơ sở trái phép trên Đá Gaven của Việt Nam - Ảnh: AMTI
Ngay sau đó là một cảnh cáo khác: “Máy bay quân sự Philippines, tôi cảnh cáo các anh lần nữa, rời khỏi lập tức nếu không các anh phải trả giá”.
Tiếp đến, phi công Philippines “ghi nhận 2 tín hiệu cảnh cáo bằng pháo sáng từ băi đá”, mà báo cáo xác định đó là Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm trái phép.
Hồi tháng 4.2017, Trung Quốc đă cảnh báo qua sóng radio, để xua đuổi hai máy bay quân sự của Philippines chở các quan chức quân sự và quốc pḥng của nước này cùng các quan chức an ninh hàng đầu khác và 40 nhà báo tới đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các quan chức Philippines từng hai lần đề cập tới mối quan ngại về các cảnh báo qua sóng radio tại cuộc gặp với những người đồng cấp Trung Quốc ở Manila hồi đầu năm nay. Trước đây, những cảnh báo này thường được phát đi từ các tàu tuần duyên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ nghi ngờ những cảnh báo này hiện được phát đi từ chính các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ phi pháp trên Biển Đông. Trên các đảo này, Bắc Kinh đă lắp đặt các hệ thống thông tin liên lạc và trinh sát mạnh hơn, ngoài các vũ khí như tên lửa đất đối không.
Theo SCMP, các quan chức Philippines đă hai lần lên tiếng quan ngại về những tín hiệu radio cảnh cáo của Trung Quốc, gồm trong một lần gặp các quan chức Trung Quốc ở Manila hồi đầu năm 2018.
Đây là một vấn nạn mới nổi lên, sau khi Trung Quốc cải tạo 7 băi san hô thành đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, rồi dàn hệ thống liên lạc mạnh cùng phương tiện theo dơi cũng như các loại vũ khí như tên lửa pḥng không.
Tư lệnh không quân Philippines, Trung tướng Gerard Rio Kintanar nói phi công Philippines luôn b́nh tĩnh phản ứng với tín hiệu radio cảnh cáo của Trung Quốc, và họ vẫn tiến hành phi vụ tuần tra.
Ông Kintanar cũng nói số lần Trung Quốc phát tín hiệu cảnh cáo này phản ánh nỗ lực của quân đội Philippines là tăng cường tuần tra để bảo vệ quyền lợi lănh thổ.
Khi được hỏi về những cảnh báo của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung tá Clay Doss thuộc Hạm đội 7 hải quân Mỹ xác nhận: các tàu và máy bay của Mỹ cũng nhận thấy có sự gia tăng về những cảnh báo này, và dường như chúng xuất phát từ các cơ sở quân sự Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung tá Doss khẳng định điều này không ảnh hưởng tới các hoạt động của Mỹ. Các tàu và máy bay của hải quân Mỹ vẫn liên lạc thường xuyên với các lực lượng hải quân trong khu vực, gồm cả với hải quân Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Phần lớn các liên lạc này là chuyên nghiệp. C̣n nếu không chuyên nghiệp, các vấn đề có thể được giải quyết bằng các kênh ngoại giao hoặc quân sự phù hợp”.
Mỹ không đ̣i chủ quyền Biển Đông, nhưng hải quân Mỹ đă triển khai tàu chiến-máy bay để tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP).
Nhưng Trung Quốc phản đối và cáo buộc nước ngoài can thiệp vào chuyện tranh chấp của châu Á. Các quan chức Bắc Kinh liên tục tuyên bố Trung Quốc có quyền xây dựng trên lănh thổ và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lănh thổ bằng bất cứ giá nào.