Sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu. Việt nam đang có nguy cơ trở thành băi rác của Thế giới. Tổng cục Hải quan đă đưa ra nhiều chính sách khác nhau để ngăn chặn t́nh trạng này.
Phế liệu nhập khẩu tăng 400%
Tại cuộc họp báo về Công tác quản lư hải quan đối với phế liệu nhập khẩu vào chiều 30-7, thông tin từ ông Âu Anh Tuấn – Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lư về hải quan cho biết, những tháng đầu năm 2018, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh, diễn biến phức tạp.
Thực trạng này trở thành nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, tại cảng Hải Pḥng, tính đến ngày 5-6-2018, có 737 container tồn đọng trên 90 ngày kể từ ngày đến cảng. Tổng số container tồn dưới 90 ngày là 507.
Tại cảng Cát Lái, tính đến ngày 23-6, có 2.068 container tồn trên 90 ngày kể từ ngày đến cảng và 1.563 container tồn dưới 90 ngày. Cùng thời điểm, ở cảng Cái Mép (ICIT, TCCT) và Hiệp Phước không có container tồn trên 90 ngày; song cũng có (lần lượt) tới 772 container và 8 container tồn dưới 90 ngày.
Bên cạnh đó, qua theo dơi số lượng sắt, nhựa, giấy…trở thành những loại phế liệu có khối lượng nhập khẩu tăng rất cao, tăng 200% đến 400% so với tổng khối lượng nhập khẩu năm 2016. Đặt biệt, số lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biết gần 200% trong 5 tháng đầu năm 2018.
Để đảm bảo công tác quản lư giám sát mặt hàng phế liệu nhập khẩu thực hiện đúng quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, nhằm bảo vệ môi trường, không để Việt Nam trở thành băi rác của thế giới, không tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lănh thổ nhưng không có người nhận.
Tổng cục Hải quan đă đưa ra nhiều biện pháp xử lư khác nhau như thông báo cho các hăng tàu vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không cho phép dỡ hàng xuống cảng đối với hàng hóa có thông tin trên bản lược khai hàng hóa (manifest) là chất thải; đồng thời yêu cầu hăng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lănh thổ Việt Nam và xử lư theo quy định.
Đối với hàng hóa là phế liệu nhưng người nhận hàng thể hiện trên bản lược khai hàng hóa (manifest) không có tên trong danh sách doanh nghiệp đă được Bộ Tài nguyên và Môi trường/Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất th́ thông báo cho các hăng tàu vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ lô hàng phế liệu đó xuống cảng. Đồng thời, yêu cầu hăng tàu phải vận chuyển hàng hóa này ra khỏi lănh thổ Việt Nam.
Về những hàng hóa là phế liệu đang tồn đọng tại các cảng, cơ quan hải quan tiến hành rà soát, phân loại và xử lư theo quy định của pháp luật.
Thiếu quy định chế tài
Mặc dù Tổng cục Hải quan đă chủ động rà soát, kiểm tra, ngăn chặn phế liệu không đáp ứng quy định, song hiện vẫn c̣n một số khó khăn, vướng mắc trong công tác này.
Lấy ví dụ về những khó khăn này, ông Âu Anh Tuấn dẫn chứng, tại điểm b khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan năm 2014 quy định: “Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lănh thổ Việt Nam”.
C̣n tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Riêng đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ hàng, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lănh thổ Việt Nam”.
Như vậy, hiện đă có quy định trách nhiệm chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải thực hiện vận chuyển hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lănh thổ Việt Nam, nhưng lại chưa có quy định về chế tài xử phạt khi không thực hiện trách nhiệm nêu trên.
Để giải quyết t́nh trạng này, tổng cục Hải quan hiện đang chuẩn bị tŕnh Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về chế tài xử phạt đối với trường hợp chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền khi không thực hiện vận chuyển hàng hóa gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lănh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan năm 2014.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu, tŕnh Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ về việc hạn chế nhập khẩu mặt hàng phế liệu, tiến tới là cấm nhập khẩu phế liệu – thông tin tại cuộc họp cho biết.
Bên cạnh công tác chỉ đạo điều hành, Tổng cục Hải quan đang triển khai kế hoạch điều tra, xác minh, xử lư các hành vi làm giả giấy xác nhận khẩu phế liệu, sửa chữa thời gian thực hiện, khối lượng, chủng loại phế liệu được xác nhận nhập khẩu. Làm giả, sửa chữa thông báo nhập khẩu phế liệu của các cơ quan có thẩm quyền. Làm giả, sửa chữa giấy xác nhận kư quỹ nhập khẩu phế liệu…