Ngày 25/7, Bộ quốc pḥng Mỹ đưa ra thông cáo báo chí, nước này đă trao một hợp đồng vũ khí quân sự trị giá 307 triệu USD cho tập đoàn Raytheon để họ cung cấp thêm các hệ thống tên lửa chống tăng thiện chiến Javelin cho Ukraine cùng với Estonia, Lithuania, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ và Vùng lănh thổ Đài Loan. Hành động này khác nào chọc giận Nga.
Tên lửa Javelin
"Raytheon-Lockheed Martin Javelin JV ở Tucson, Arizona, đă được trao hợp đồng bán vũ khí quân sự cho nước ngoài trị giá 307,535,950 triệu USD, cung cấp hệ thống vũ khí Javelin (cho Australia, Estonia, Lithuania, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Vùng lănh thổ Đài Loan)", thông cáo báo chí của Bộ Quốc pḥng Mỹ cho hay.
Javelin là một loại tên lửa chống tăng vác vai tối tân của Mỹ. Nó là loại tên lửa dẫn đường, tự dẫn đến mục tiêu. Tên lửa này thường dùng để tấn công phần bên trên các xe tăng, xe thiết giáp nhưng tên lửa này cũng có khả năng tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các ṭa nhà hay các mục tiêu khác.
Với đầu ḍ hồng ngoại, tầm bắn của tên lửa Javelin là từ 50-2.500m và tốc độ bay của tên lửa khoảng 290m. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lơm. Tên lửa có chiều dài 1,1 mét, chiếu dài ống phóng là 1,2 mét với đường kính 127 mm. Tên lửa có trọng lượng 11,8 kg. Tên lửa được phóng từ ống phóng vác vai, nhưng động cơ tên lửa hoạt động khi ra khỏi ống phóng ở một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho người bắn. Tổ bắn tên lửa loại này thường có hai người, trong đó một người bắn chính và một người phụ giúp. Tên lửa Javelin đă được sử dụng trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, có hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq.
Việc Mỹ cung cấp các tên lửa Javelin cho Ukraine và các nước Baltic như Estonia và Lithuania chắc chắn sẽ khiến Nga tức giận.
Mỹ không giấu diếm việc thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine của họ là nhằm để ngăn chặn Nga v́ thế ngay từ đầu Moscow đă phản đối kịch liệt việc trên.
Kiev và Washington tin rằng, hệ thống vũ khí thiện chiến Javelin sẽ giúp Ukraine xây dựng năng lực pḥng thủ tầm xa.
Mỹ vốn là một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev kể từ khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và sau đó là cuộc nội chiến bùng phát ở miền đông Ukraine (vùng Donbass) khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, quyết định của Mỹ trong việc cung cấp các vũ khí chết người cho Ukraine vẫn là điều nhạy cảm và Nga liên tục cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây bất ổn hơn nữa cho t́nh h́nh Ukraine thông qua việc kích động Kiev sử dụng vũ lực.
Không chỉ Nga phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà ngay cả cựu Tổng thống Barack Obama khi c̣n cầm quyền cũng không đồng ư với việc này. Các đồng minh khác của Mỹ là Pháp và Đức cũng phản đối việc cung cấp những tên lửa Javelin cho Kiev v́ lo ngại bước đi này có thể thổi bùng ngọn lửa căng thẳng ở Ukraine.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương Tây do Mỹ dẫn đầu ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev trong khi Nga được cho là đứng về phía lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Nga và Ukraine hiện coi nhau như "kẻ thù không đội trời chung".
Ngoài ra, hai nước Baltic là Estonia và Lithuania được cấp tên lửa Javelin cũng là điều khiến Moscow phải lo ngại bởi hai nước láng giềng này của Nga hiện tại cũng đang theo đuổi một chính sách chống Nga mạnh mẽ.
Therealrtz © VietBF