Sau thảm hoạ vỡ đập thuỷ điện ở Lào mới đây. Vụ vỡ đập kinh khủng nhất lịch sử Trung Quốc được nhắc lại. Vụ vỡ đập khiến 20 vạn người thiệt mạng, được xem là một trong những thảm họa vỡ đập khủng khiếp nhất thế giới.
Vụ vỡ đập Bản Kiều là một trong những thảm họa vỡ đập khủng khiếp nhất thế giới
Tháng 8.1975, một sự cố đập thủy điện thảm khốc xảy ra ở phía tây tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Siêu bão Nina trút mưa lớn xuống khu vực khiến đập Bản Kiều vỡ, tạo ra một trong những thảm họa vỡ đập khủng khiếp nhất thế giới, theo trang thông tin lịch sử Britannica.
Đập Bản Kiều được xây dựng trên sông Ru vào đầu những năm 1950, thuộc chương trình phòng chống lụt bão và sản xuất điện của Trung Quốc.
Với độ cao 118 m và dung tích 492 triệu m3, nó được thiết kế để chịu được lũ lụt trong "1.000 năm" (tức là mức lũ dự kiến trong một thiên niên kỷ).
Tuy nhiên, cơn bão Nina đã tạo ra trận lũ lớn gấp hai lần mức 1.000 năm dự kiến. Tổng lượng mưa trong ngày đầu tiên bão đổ bộ là hơn 1.000 mm, cao hơn cả tổng lượng mưa hằng năm của khu vực này. Con bão tiếp tục trút mưa lớn ba ngày sau đó.
Đập bắt đầu vỡ vào khoảng 1h sáng ngày 8.8, tạo ra “sóng thần” cao đến 10 m và rộng 11 km ở một số khu vực, với tốc độ khoảng 50 km/h.
Thị trấn Daowencheng nằm phía dưới hạ lưu ngay lập tức bị nước nhấm chìm. Toàn bộ 9.600 người dân trong thị trấn tử mạng.
Tổng lượng mưa trong ngày đầu tiên bão đổ bộ là hơn 1.000 mm, cao hơn cả tổng lượng mưa hằng năm của khu vực này
Tổng cộng 61 đập và hồ chứa khác cũng vỡ cùng ngày do bão và lũ lụt, kể cả con đập lớn thứ hai trong hệ thống phòng chống lụt bão Trung Quốc - đập Shimantan trên sông Hồng.
Do không có hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch di tản, thảm họa càng trở nên trầm trọng. Tổng cộng 26.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt, theo số liệu chính thức của Trung Quốc.
Ngoài ra, ước tính có 145.000 người chết do dịch bệnh (ô nhiễm nguồn nước) và nạn đói. Điều này khiến tổng số người chết ước tính lên tới khoảng 200.000 người. Theo báo Epoch Times, số người thiệt mạng là khoảng 170.000-240.000 người. Trong khi đó, Britannia ước tính con số này là khoảng 220.000 người.
Số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa là hơn 10 triệu người trong khi gần 6 triệu căn nhà bị phá hủy.
Sau thảm họa, các quan chức Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra toàn bộ các hồ chứa.
Thị trấn Daowencheng nằm phía dưới hạ lưu ngay lập tức bị nước nhấm chìm
Nhà thủy văn học nổi tiếng, Chen Xing, từng cảnh báo và chỉ trích kế hoạch xây dựng đập Bản Kiều. Sau thảm họa, ông Chen được giao nhiệm vụ giúp tái thiết các công trình trên sông.
Trong số 62 đập bị phá hủy, nhiều đập được xây dựng lại, bao gồm đập Bản Kiều (hoàn thành năm 1993) và Shimantan (năm 1996).