Lo tiến tŕnh phi hạt nhân hóa với Mỹ trục trặc, truyền thông nhà nước Triều Tiên đang kêu gọi người dân nước này sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng”.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một nhà máy Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Reuters)
Hôm qua 23/7, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 23/7, đă bất ngờ gợi nhắc người dân Triều Tiên về quăng thời gian những năm 1990. Vào thời điểm đó, Liên Xô tan ră đă khiến người dân B́nh Nhưỡng phải trải qua nạn đói.
Tờ báo kêu gọi ngay cả khi phải trải qua khó khăn trong t́nh cảnh “thắt lưng buộc bụng” th́ Triều Tiên vẫn “tiến về phía trước trên con đường bất tử của nhân dân trong tiến tŕnh 70 năm đấu tranh và trên con đường của chủ nghĩa xă hội".
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh giới quan sát bày tỏ quan ngại về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ. Quá tŕnh kéo dài hơn dự tính làm dấy lên lo ngại có thể tác động tiêu cực đến triển vọng Triều Tiên được dỡ bỏ trừng phạt và theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế.
Việc cảnh báo người dân sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” có thể nhằm giảm mức kỳ vọng của người dân Triều Tiên về một tương lai tươi sáng hơn sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lănh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau đó là với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Truyền thông Triều Tiên gần đây đă tăng cường các thông điệp kêu gọi tự lực, tự cường tới quần chúng. Trong những chuyến thị sát gần đây, ông Kim Jong-un đă phê b́nh các quan chức đảng và chính phủ phụ trách kinh tế v́ năng suất lao động chưa cao và tiến độ chưa được cải thiện rơ rệt.
Triều Tiên cũng cho rằng Hàn Quốc đang “chậm chạp” trong việc thực thi các thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều và nhận định Seoul dường như đang cản trở việc hợp tác xuyên biên giới.
Theo Yonhap, hợp tác kinh tế toàn diện liên Triều chỉ có thể xảy ra khi Seoul và Washington chắc chắn rằng Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), kinh tế Triều Tiên năm 2017 suy giảm mạnh nhất trong 2 thập niên qua. Cụ thể, GDP của Triều Tiên giảm 3,5 %, mức giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Các chuyên gia nhận định, số lượng và cường độ các lệnh trừng phạt áp lên Triều Tiên trong năm qua đă mạnh hơn năm 2016, dẫn tới t́nh trạng nền kinh tế tụt dốc.