6 năm lấy chồng xa xứ, cô gái Việt không dám về thăm quê. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này, cô gái không khỏi ngại ngùng. Câu chuyên muôn thuở nhưng là nỗi ḷng của nhiều Việt kiều.
10 năm trước, v́ nhà nghèo tôi quyết định sang Đài Loan với hy vọng đổi đời. Để sang được đây, tôi lựa chọn con đường kết hôn với người bản xứ.
Tôi vẫn nhớ, ngày đầu tiên đến nhà chồng, tôi suưt rơi nước mắt. Tôi cứ tưởng khi đến xứ người, cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn nhưng không ngờ, căn nhà nơi tôi về làm dâu c̣n tồi tàn hơn căn nhà của bố mẹ tôi ở Việt Nam.
Trong nhà, chồng tôi là anh cả. Dưới anh c̣n 2 cô em gái nhưng 2 cô em này vô cùng lười biếng. Bố mẹ anh lại khó tính nên tôi rất nản. Tôi nuôi ư định trốn về Việt Nam khi có cơ hội. Thế nhưng càng sống, tôi lại càng thấy gắn bó với chồng hơn. Anh cư xử với tôi rất tốt. Anh cũng luôn là người bênh vực tôi mỗi khi tôi phải chịu thiệt tḥi.
2 tháng sau khi sống chung, tôi mang thai đứa con đầu tiên của anh. Vậy là cơ hội về Việt Nam của tôi đă không c̣n nữa. Tôi buộc phải lên kế hoạch phát triển kinh tế và bám trụ ở đây.
Tôi bàn với chồng mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ để buôn bán kiếm lời nhưng nhà chồng tôi không có tiền. Khả năng vay mượn của anh cũng không có. V́ vậy kế hoạch của tôi bị phá hủy.
Khi tôi mang thai đến tháng thứ 4, anh xin được việc ở một công ty điện tử cách nhà chừng 5 km. Tôi không xin được việc nên dành thời gian cho việc nhà và học tiếng bản địa.
Đồng lương của anh lúc đó được chừng 4 triệu tiền Việt Nam nên kinh tế gia đ́nh tôi rất eo hẹp. Tôi không thể có tiền để gửi về cho gia đ́nh, càng không thể về nước thăm bố mẹ.
Vài năm sau, đời sống kinh tế của hai vợ chồng tôi khá hơn trước. Tôi xin được việc hộ lư ở một bệnh viện nhỏ c̣n chồng tôi tích cực tăng ca. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 14 triệu VNĐ. Với số tiền đó, tôi chi phí eo hẹp trong khoảng 8- 9 triệu. C̣n lại, tôi tích cóp và lên kế hoạch đưa chồng con về Việt Nam thăm bố mẹ, họ hàng.
Cuối năm đó, tức là 4 năm kể từ khi tôi lấy chồng Đài Loan, tôi đă thực hiện được kế hoạch của ḿnh. Tuy nhiên, sau lần trở về ấy, mỗi lần nghĩ đến chuyện về Việt Nam, tôi lại thấy rùng ḿnh.
Tiền vé và đi lại của 2 vợ chồng cùng 1 đứa con chỉ tốn khoảng hơn 20 triệu đồng nhưng tiền quà cáp, biếu xén trong chuyến đi đó th́ quá khủng khiếp. Ngoài một lượng lớn hoa quả, bánh kẹo tôi đưa được từ Đài Loan về biếu người thân, bố mẹ tôi c̣n phải khuân gần hết số bánh kẹo của một cửa hàng bách hóa về cho tôi đi tặng.
Số bánh kẹo ấy nhiều đến mức, tôi để đầy ở một căn pḥng. Tiền chè thuốc, bánh kẹo thanh toán cũng đă lên đến con số gần chục triệu.
Số tiền đó, tôi không tiếc v́ họ hàng nhà tôi đông, đếm sơ sơ cũng phải 30 - 40 hộ. Thế nhưng, điều khiến tôi thấy khó chịu là tất cả những người họ hàng mà tôi gặp, không ai hỏi đến cuộc sống của tôi ở xứ người ra sao, có vất vả không? Câu hỏi của họ chỉ là: Mỗi tháng kiếm được bao nhiêu và mang về cho bố mẹ được bao nhiêu tiền?
Thậm chí, bà cô ruột của tôi, sau khi nhận được gói quà là 1 hộp bánh Việt và một gói kẹo tôi mang về từ Đài c̣n bĩu dài mỏ. Chỉ đến khi tôi rút 2 tờ 500 ngh́n ra biếu th́ mới tươi tỉnh hồ hởi.
Những người trong làng thấy tôi về cũng kéo đến chơi. Tôi mang bánh kẹo, hoa quả và cả bia, nước ngọt ra mời. Họ vừa ăn vừa chẹp miệng: “Mang tiếng Việt kiều mà quà cáp sơ sài thế này thôi à?”.
Tôi nghe 2 tiếng Việt kiều mà thấy chát chúa. Chắc họ nghĩ, tôi đi nước ngoài th́ chỉ việc nhặt tiền về tiêu chứ không phải làm việc vất vả. Sao không có ai biết, để có được đồng tiền ở xứ người, tôi cũng khổ cực trăm bề…