Vẫn c̣n nhiều điều bàn căi về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ- Nga. Tắc mắc về nguyên nhân cuộc gặp riêng giữa hai nguyên thủ quốc gia vẫn bỏ ngỏ. Liệu có phải Trump muốn đánh giá tốt hơn về cá tính của ông Putin, tránh ṛ rỉ thông tin và ngăn phụ tá ngắt lời ông trong cuộc tṛ chuyện?
Tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin diễn ra ngày 16-7 ở Helsinki, Phần Lan, hai lănh đạo có cuộc hội đàm riêng kéo dài hơn hai giờ đồng hồ và chỉ với hai người phiên dịch, không quan chức nào cùng tham dự. Điều này khiến các nghị sĩ đảng Dân chủ gây sức ép lên phiên dịch viên của ông Trump, yêu cầu ra điều trần trước quốc hội để biết chuyện ǵ đă xảy ra, sau khi Trump gây sốc với hàng loạt tuyên bố bênh vực Nga trong cuộc họp báo sau cuộc gặp riêng.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin (trái) gặp bên lề thượng đỉnh G20 tháng 7 năm ngoái. Ảnh: VOX
Trên mạng xă hội Twitter, Tổng thống Trump tiết lộ ông và Tổng thống Putin đă thảo luận về một loạt vấn đề như chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh của Israel, phổ biến vũ khí hạt nhân, tấn công mạng, thương mại, Ukraine, ḥa b́nh ở Trung Đông và Triều Tiên. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng không tiết lộ thông tin chi tiết về nội dung cuộc họp.
Một quan chức Mỹ đă tiết lộ với CNN ba lư do Nhà Trắng đề nghị phía Nga xúc tiến cuộc gặp một đối một giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin để mở màn hội nghị thượng đỉnh. Quan chức này cho biết, yêu cầu đă được đưa ra trong các cuộc đàm phán ban đầu trong vài tháng qua để hội nghị thượng đỉnh diễn ra.
Đánh giá tốt hơn về con người ông Putin
Tổng thống Trump yêu cầu được gặp riêng để đánh giá tốt hơn về cá tính và con người của ông chủ điện Kremlin cũng như phát triển mối quan hệ giữa lănh đạo với lănh đạo (giống như những ǵ ông đă làm tại cuộc gặp thượng đỉnh với lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6).
Điểm nổi trội hơn của ông Trump so với những người khác là khả năng cảm nhận rất nhanh về người đối diện theo như lời ông từng nói.
Trước khi gặp ông Kim Jong-un để đàm phán về một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ông chủ Nhà Trắng từng nói với các PV rằng ông có thể “đọc vị” được nhà lănh đạo Triều Tiên chỉ trong vài giây đầu gặp mặt.
Hai ông Trump-Putin tiếp tục gặp nhau lần hai tại hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái tại Việt Nam. Ảnh:PBS
“Bạn muốn biết tôi mất bao lâu ư? Tôi nghĩ chỉ trong ṿng một phút đầu tiên, tôi đă hiểu (ông Kim Jong-un)”- Tổng thống Trump nói lúc đó.
“Đó là giác quan của tôi, cảm nhận của tôi. Mất bao lâu để biết liệu họ có nghiêm túc hay không ư? Tôi nghĩ chắc chỉ trong một phút đầu tiên. Bạn biết đấy, người ta vẫn nói rằng bạn sẽ biết có thích ai đó hay không chỉ trong 5 giây đầu tiên. Tôi nghĩ tôi hiểu rất nhanh rằng liệu có chuyện ǵ đó tốt đẹp sắp xảy ra hay không”- ông Trump giải thích thêm.
Theo CNN, ông Trump được đánh giá là nhà lănh đạo hành xử theo cảm tính và điều này dường như thể hiện trong hầu hết mọi quyết định. V́ thế, việc đến một nơi mà ông Trump có thể dễ dàng phán đoán người đối diện thực sự rất quan trọng với nhà lănh đạo Mỹ này.
Tránh ṛ rỉ thông tin
V́ có rất nhiều vấn đề cần bàn bạc với ông Putin từ cách xử lư vấn đề Syria (nơi Nga hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Asad), việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea (vốn bị cộng đồng quốc tế lên án) cho tới cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, nên Trump không muốn để lộ những chi tiết có thể nhạy cảm. Tổng thống Trump từng rất giận dữ khi thông tin về các cuộc họp của ông với các nhà lănh đạo nước ngoài bị ṛ rỉ trước đây.
Tháng 8-2017, Tổng thống Trump từng bị ṛ rỉ thông tin trong cuộc tṛ chuyện đầu tiên của ông với Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto. Nhờ vậy, cánh báo chí đă biết rằng nhà lănh đạo Mỹ t́m cách thuyết phục người đồng cấp Mexico không đề cập việc nước này không trả tiền cho bức tường ngăn biên giới.
Cuộc gặp giữa hai ông Trump-Putin diễn ra chỉ có hai phiên dịch viên tham dự. Ảnh: FP
Hay như trong cuộc gặp đầu tiên với ông Putin với tư cách là Tổng thống Mỹ cách đây hơn một năm bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức kéo dài trong hai tiếng đồng hồ. Sau này, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng ông Trump đă chấp nhận việc ông Putin phủ nhận can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson lại đưa ra một câu chuyện hoàn toàn khác về cuộc đối thoại giữa ông Trump và Putin.
Truyền thông Mỹ cũng dẫn một nguồn tin cho biết trong cuộc họp với ông Putin tại Phần Lan, Tổng thống Trump không mang theo giấy bút vào pḥng họp riêng với nhà lănh đạo Nga v́ lo ngại nội dung cuộc họp có thể bị lộ ra ngoài. Cuộc họp riêng của hai tổng thống dường như không có văn bản chính thức ghi chép lại nội dung chi tiết.
Tránh có người can thiệp
Tổng thống Trump không muốn các trợ lư - người có quan điểm cứng rắn hơn với Nga ngắt lời ông hoặc làm gián đoạn cuộc tṛ chuyện với Tổng thống Putin là lư do thứ ba khiến ông muốn gặp riêng với người đồng cấp Nga. Nguyên nhân sâu xa có thể lư giải cho điều đó là ông Trump thậm chí không tin tưởng chính các trợ lư của ông trong việc đưa ra những lời khuyên về cách ứng phó với Nga. Tổng thống Trump từng đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của một “nhà nước ngầm” đang tồn tại tại Mỹ có khả năng vượt lên trên cả ông dù ông vẫn nắm quyền lănh đạo đất nước.