Chóng mặt ù tai khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Không chỉ vậy, cuộc sống sinh hoạt c̣n bị ảnh hưởng nặng nề. Để trị dứt điểm bệnh này, bạn có thể sử dụng bài thuốc đông y dưới đây.
Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa... thể huyết hư thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Người bệnh có triệu chứng: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp ít ngủ, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, ít rêu, hay hoa mắt, chóng mặt, mạch tế nhược.
Chóng mặt, ù tai cũng thường gặp ở người có tuổi, ở phụ nữ thường kèm kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Nguyên tắc chữa bệnh theo Đông y là dưỡng huyết, tức phong. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ trị bệnh:
Bài thuốc
Bài 1: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, tang kư sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhăn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g.
Bài 2: Ngũ vị tử thang: ngũ vị 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, đương quy 8g, long nhăn 12g. Sắc uống.
Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 10g, bạch thược 12g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, cửu khổng 20g, tang kư sinh 16g.
Bài 4: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đan b́ 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g.
Bài 5: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang kư sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhăn 12g, hạn liên thảo 12g, hoài sơn 12g.
Bài 6: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, kỷ tử 12g, câu đằng 16g, mẫu lệ 16g, long cốt 12g, táo nhân 12g. Sắc uống.
Một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh
Bài 1: Canh thận lợn: thận lợn 1 đôi, trần b́ 2g, xuyên tiêu 30 hạt. Thận lợn bóc màng rửa sạch thái lát; trần b́ tán mịn, xuyên tiêu đập vụn; Lấy nước nấu canh. Ăn khi đói. Tác dụng: ích tinh, thông nhĩ. Dùng tốt cho người thận hư, ù tai điếc tai, đau lưng, di tinh đạo hăn...
Bài 2: Cháo gạo nếp thận lợn: thận lợn 1 bộ, đảng sâm 15g, pḥng phong 15g, gạo nếp 100g. Thận lợn làm sạch thái lát để sẵn cùng với hành hoa, hẹ tươi lượng thích hợp. Đảng sâm, pḥng phong sắc lấy nước bỏ bă, cho gạo và thận lợn vào nấu cháo. Khi cháo chín nhừ, thêm hành hẹ và gia vị, nấu lại cho chín vừa là được. Dùng tốt cho người cao tuổi ù tai, điếc tai.
Bài 3: Cháo cật lợn nhân sâm: cật (thận) lợn 1 đôi, nhân sâm tán vụn 3g, gạo tẻ 100g, củ kiệu đập vụn 10g, pḥng phong tán bột 10g, hành 3 củ. Thận lợn rạch lỗ nhỏ, rửa sạch, cho các bột dược liệu vào trong thận lợn, khâu lại. Gạo nấu cháo, khi cháo chín đem đặt thận lợn trong nồi cháo không khuấy, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm hành và gia vị, cho ăn khi đói. Thích hợp cho người cao tuổi thở gấp mệt mỏi, đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt.
Bài 4: Cháo sơn thù: sơn thù du 20g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo, khi cháo chín nhừ thêm đường trắng vừa ăn. Có tác dụng ôn bổ can thận, thu liễm, cố sáp. Dùng tốt cho người ù tai hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương, đái dắt, đái buốt, vă mồ hôi, bạch đới hạ, rong kinh.
Bài 5: Thận lợn hầm bổ cốt chi: thận lợn 1 cái, bổ cốt chi 10g. Cho vào nồi nấu hầm chín, thêm muối, gia vị ăn. Dùng thích hợp cho người thận hư, đau lưng, ù tai, điếc tai.
Bài 6: Cháo kỷ tử: kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng hay mật lượng thích hợp, Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng tốt cho người mắc chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh...
VietBF © Sưu Tầm
|
|