Trận lũ lụt vừa qua ở Nhật là một thảm họa. Hơn 200 người chết và mất tích. Nguyên nhân do Nhật đă không chuẩn bị kịp các bước pḥng, chống lũ lụt trong khi mỗi năm số lượng mưa băo càng tăng nhiều hơn. Họ chỉ chuẩn bị đối phó với động đất.
Thương vong trong trận lũ lịch sử 36 năm qua ở miền Tây Nhật đă là hơn 200 người chết và c̣n tới 21 người mất tích, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa, theo Chánh văn pḥng nội các Nhật Yoshihide Suga.
Tại sao một đất nước tiên tiến, hiện đại như Nhật lại phải hứng chịu nhiều thương vong và thiệt hại trong một trận lụt đến thế? Các chuyên gia đều có chung nhận định đây là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp, từ khí tượng, thiên nhiên đến xă hội.
Bị động và chậm trễ
Từ ngày 5-7, Cơ quan Khí tượng Nhật (JMA) bắt đầu ra cảnh báo mưa lớn kỷ lục có thể gây lở đất, lụt, sấm sét, lốc xoáy và khuyến cáo sơ tán. Theo JMA, tàn dư của cơn băo nhiệt đới cấp độ mạnh Prapiroon (bắt đầu đổ vào Nhật từ ngày 3-7) kết hợp với khí ấm từ dọc miền Tây đến miền Bắc Nhật đă khiến thời tiết trở nên cực kỳ mất ổn định dẫn tới trận lụt lịch sử.
Một câu hỏi đặt ra về sự sẵn sàng của chính phủ và các chính quyền địa phương trước một thảm họa thời tiết đă được báo trước. Theo nhiều chuyên gia, chính phủ Nhật đă không chuẩn bị kịp các bước pḥng, chống trong khi mỗi năm số lượng mưa băo càng tăng nhiều hơn. Theo GS Takashi Okuma tại ĐH Niigata chuyên nghiên cứu về thảm họa, chính phủ Nhật chỉ mới bắt đầu nhận ra cần phải có các bước đi giảm nhẹ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.
Từ năm 2001, các chính quyền địa phương được yêu cầu phải vẽ bản đồ thiên tai, xác định các địa điểm nguy cơ cao về lụt và động đất, công khai với người dân. Đến năm 2013, phần lớn chính quyền đă hoàn tất. Tuy nhiên, một thực tế là rất nhiều căn nhà trong các khu vực rủi ro - và đă bị san bằng, cuốn trôi trong đợt lũ vừa rồi - được xây trước năm 2001, trước khi có chủ trương vẽ bản đồ thiên tai. Chẳng hạn, TP Kurashiki ở tỉnh Okayama - một trong những địa phương thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ vừa rồi - măi đến năm 2016 mới có bản đồ thiên tai.
Lực lượng cứu hộ phải dùng đến trực thăng giải cứu người dân khỏi nước lũ ở TP Kurashiki, tỉnh Okayama (Nhật) lúc cao điểm lụt 8-7. Ảnh: KYODO NEWS
Chỉ chủ động đối phó động đất
Theo chuyên gia Emi Masatani tại tổ chức phi lợi nhuận pḥng, chống thảm họa Japan Bousaisikai, không phủ nhận một bộ phận lớn người Nhật khi đối mặt thảm họa thiên nhiên vẫn chủ quan với suy nghĩ ḿnh sẽ đối phó được. Đến khi nhận ra độ nghiêm trọng của t́nh huống th́ đă quá trễ. Truyền thông Nhật cho biết trong trận lũ vừa rồi rất nhiều người đă chọn ở lại nhà dù đă có cảnh báo và đến khi mưa lớn hơn, lụt cao hơn th́ mất cơ hội thoát.
Cũng theo bà Masatani, số thương vong lớn có thể v́ người dân và chính phủ Nhật đă không chú trọng đúng mức đến công tác đối phó lũ lụt. Đồng t́nh điều này, GS Okuma cho rằng vốn là nước trải qua nhiều cuộc địa chấn nhất thế giới, Nhật rất chú trọng đối phó động đất, xây nhà cửa kháng động đất nhưng lại ít chú ư chuẩn bị đối phó lũ lụt.
Số người chết cao không phải v́ số lượng trận lở đất nhiều - tại 448 địa điểm trong 29/47 tỉnh ở Nhật, mà do quy mô lở đất. Theo GS Takashi Jitosono tại ĐH Kagoshima (Nhật), các trận lở đất ở hai tỉnh Hiroshima và Okayama đă khiến rất nhiều tảng đá lớn nặng hàng tấn lăn từ trên các ngọn núi xuống các khu dân cư. Ông cho rằng cần thiết phải thiết kế thêm rào chắn ở các khu vực thường có đá lăn để ngăn chúng lại.
Thêm nữa, v́ các chính sách tái trồng rừng áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cánh rừng, ngọn núi ở Nhật đă bị thay bằng các loại cây có rễ mọc cạn, ít khả năng giữ nước. Chưa kể một khi có lũ và lở đất, v́ rễ cạn nên các cây này cũng sẽ bị trốc gốc lăn xuống, trở thành mối nguy hiểm cho người dân và nhà cửa.