Vietbf.com - Theo Reuters, tại Bruxelles, tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ tiếp tục sứ mạng «bảo vệ» các nước châu Âu, hối thúc Berlin tăng chi cho quốc pḥng, đồng thời lên án các hợp đồng mua khí đốt từ Nga của một số nước châu Âu, trong đó có Đức, sau một tháng sau thượng đỉnh G7 đầy sóng gió, thượng đỉnh khối NATO khai mạc trong không khí căng thẳng.
Tổng thống Donald Trump (giữa) chụp ảnh trước khi khai mạc thượng đỉnh NATO, ngày 11/07/2018 tại Bruxelles. REUTERS/Yves Herman
Theo tổng thống Mỹ, « nước Đức đang nằm trong tay của Nga. Người Đức từ bỏ các nhà máy điện than và hạt nhân. Trong khi đó, đa số dầu mỏ và khí đốt tại Đức lại đến từ Nga ». Donald Trump nhấn mạnh là khối NATO cần phải theo dơi sát vấn đề này.
Một trong các mục tiêu chính của tổng thống Mỹ trong thượng đỉnh NATO lần này là duy tŕ áp lực buộc các đồng minh phải đóng góp nhiều hơn cho quốc pḥng. Cho đến nay, Washington đáp ứng gần 70% chi phí của NATO. Các nước châu Âu cam kết tăng mức chi cho quốc pḥng lên 2% GDP kể từ năm 2024, tuy nhiên cho đến nay, chỉ có 4 nước châu Âu đóng góp đủ mức này.
Đức – quốc gia được coi là giàu nhất – bị tổng thống Mỹ lên án là quá chậm trễ. Theo ông Trump, nước Đức có thể tăng chi cho quân sự ngay lập tức, mà nền kinh tế không bị ảnh hưởng.
Có mặt cùng với tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo, tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg khẳng định các gánh nặng chi phí cần phải được chia sẻ hợp lư hơn, và « cho dù có các bất đồng », ông bày tỏ hy vọng các đồng minh NATO sẽ đồng thuận trong các nguyên tắc căn bản.
Tuy nhiên, t́m được đồng thuận với tổng thống Mỹ không phải là điều dễ dàng, bởi lối nói trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của Donald Trump.
Thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles cho biết thêm về thế khó xử của các nước châu Âu :
Lập trường của Donald Trump thậm chí khiến các thành viên châu Âu của khối NATO an tâm, bởi tổng thống Mỹ đă hoàn toàn đảm nhiệm một trong các vai tṛ chủ chốt của Hoa Kỳ trong Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương. Ông Donald Trump chỉ nhắc lại một cách cương quyết đ̣i hỏi lâu nay của Hoa Kỳ, về việc các nước đồng minh cần phải chi tiền nhiều hơn để tự vệ.
Việc Donald Trump nhấn mạnh điều này khiến nhiều người giận dữ, đặc biệt là tại Đức, nơi chi phí cho quân sự là quá thấp. Tuy nhiêu nhiều quốc gia khác cũng chứng kiến việc Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực đóng góp cho NATO.
Cụ thể là trường hợp của các nước láng giềng với Nga, như Ba Lan và các nước vùng Baltic. Các quốc gia này ghi nhận việc lực lượng pḥng vệ của NATO được tăng cường trên lănh thổ của họ. Đây là điều mà dưới thời Obama, họ đă trông đợi mỏi mắt.
Tuy nhiên, các quốc gia đồng minh của Mỹ không biết họ sẽ phải ứng xử như thế nào, đặc biệt sau các lời lẽ gần đây nhất của tổng thống Mỹ, dự báo là thượng đỉnh của khối NATO sẽ khó khăn hơn là cuộc hội kiến với tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đáp lại nhận xét này, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ không thể t́m thấy các đồng minh nào tốt hơn là các nước châu Âu và Washington nên có thái độ tôn trọng hơn đối với các đồng minh.