Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ) đă kết thúc vào cuối tuần với việc các nhà lănh đạo EU nỗ lực đạt được một thỏa thuận về vấn đề di cư sau một đêm hội đàm căng thẳng. Thế nhưng thỏa thuận này lại là một thất bại của châu Âu.
Cuộc khủng hoảng di cư đang khiến châu Âu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ảnh tư liệu
Theo truyền thông quốc tế, thỏa thuận cuối cùng hầu như không đề cập chi tiết, nhưng dường như là một bước xa hơn nữa của EU trong việc lảng tránh trách nhiệm đối với người di cư.
Thỏa thuận không rơ ràng
Nhiều năm qua, EU đă phải vật lộn để đối phó với ḍng người nhập cư ồ ạt từ khắp khu vực Địa Trung Hải. Các quốc gia Nam Âu, đặc biệt là Italy và Malta, đă phải chi rất nhiều tiền cho việc cứu người trên biển và xử lư người tị nạn. Trách nhiệm thuộc về họ v́ một quy tắc gây tranh căi: Cái gọi là nguyên tắc Dublin, trong đó nói rằng các đơn xin tị nạn nói chung nên được xử lư bởi quốc gia tiếp nhận người di cư đầu tiên.
So với giai đoạn đỉnh điểm hồi tháng 10-2015, số lượng người nhập cư mới đă giảm đáng kể, nhưng việc xử lư những hậu quả của làn sóng di cư trước đó vẫn gặp khó khăn. Sự oán giận của người di cư và sự chia rẽ trong EU về vấn đề này, nếu có, vẫn đang gia tăng. Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel chịu sức ép từ Liên minh Xă hội Cơ đốc giáo (CSU) - một đối tác trong liên minh cầm quyền, muốn hạn chế sự di chuyển người nhập cư trong EU.
Thỏa thuận mới đạt được tại Brussels chỉ nêu ra một vài bước nhỏ. Các nhà lănh đạo EU cho biết họ sẽ thiết lập "các trung tâm kiểm soát" trên khắp EU để xúc tiến các thủ tục tiếp nhận đăng kư tị nạn, nhưng chỉ trên cơ sở tự nguyện - ám chỉ việc Italy nên trông chờ vào sự trợ giúp ít ỏi. Kế hoạch này cũng đề cập việc nghiên cứu nên hay không nên mở các trung tâm như vậy bên ngoài EU, rất có thể ở phía Bắc hoặc Tây châu Phi - cũng trên cơ sở tự nguyện.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là châu Âu đă không làm ǵ để sửa đổi thỏa thuận Dublin; trên thực tế, các nhà lănh đạo nhất trí rằng bất cứ thay đổi nào đối với hiệp định này đều cần có sự đồng thuận, điều đó cho phép các chính phủ cứng rắn như Hungary dùng quyền phủ quyết.
B́nh luận về thỏa thuận mới, hăng tin bloomberg của Mỹ cho rằng các nhà lănh đạo EU đă đưa ra một văn bản nhưng không có thỏa thuận rơ ràng về việc cần làm. Kế hoạch này là một mớ hỗn độn với các chi tiết quan trọng bị bỏ trống. Quan trọng nhất, nó né tránh thách thức chính: đưa ra một chính sách chung về vấn đề người tị nạn.
Nhiều nước EU không hoan nghênh người tị nạn
Di cư là một thách thức đối với toàn bộ châu Âu và đ̣i hỏi một giải pháp thực sự của châu Âu. Tuy nhiên, thỏa thuận mới không như vậy. Mặc dù số lượng người di cư bất thường đă giảm tới 90% kể từ lúc đỉnh điểm năm 2015, nhưng các chính trị gia dân túy trên toàn khối đă nhằm vào vấn đề này. Một số nước, như Hungary, Ba Lan, Slovakia và Cộng ḥa Czech, đă từ chối mọi cố gắng nhằm tái định cư khoảng 160.000 người tị nạn hiện đang tập trung tại các trại tị nạn đă quá tải ở Hy Lạp và Italy. Như trường hợp từng xảy ra kể từ cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015, điều này khiến Hy Lạp và Italy phải phần lớn gánh nặng di cư bất thường, một t́nh trạng hiện đang bị chính phủ dân túy cực hữu mới ở Italy thẳng thừng từ chối.
Ngay cả các nước đă tiếp nhận người tị nạn cũng đang cảm thấy căng thẳng trước t́nh h́nh này. Chính phủ cực hữu ở Áo do Thủ tướng Sebastian Kurz đứng đầu đang cố gắng đóng cửa biên giới bên ngoài EU nhằm ngăn chặn ḍng người xin tị nạn. Vấn đề di cư đă đưa ông Kurz lên nắm quyền, và ông kiên quyết tiếp tục xúc tiến các ư tưởng cứng rắn về vấn đề nhập cư khi Áo tiếp quản chức chủ tịch luân phiên của EU, chính thức từ ngày 1-7.
EU phớt lờ các nước ngoài khu vực
Trọng tâm hiện nay của các trung tâm kiểm soát người tị nạn ở bên ngoài EU là Bắc Phi, nơi các nước như Maroc, Algeria, Tunisia, Niger và Ai Cập sẽ thiết lập và duy tŕ các trung tâm này để đổi lấy nguồn tiền và viện trợ tăng lên. Ngoài ra, các nước không thuộc EU ở khu vực Balkan như Albania, Montenegro và Bosnia có khả năng sẽ trở thành "cái phao" với hy vọng giúp đóng cửa tuyến đường di cư "Balkan mới" từ Hy Lạp.
Tuy nhiên, có vẻ như EU đă không tham khảo ư kiến của bất cứ nước nào trong số này trước khi công bố kế hoạch của họ. Về phần ḿnh, Maroc, Algeria và Tunisia đă bác bỏ ư tưởng của EU về việc lập các trung tâm kiểm soát bên trong lănh thổ của họ. Phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Tây Ban Nha hồi tuần trước, Ngoại trưởng Maroc Nasser Bourita đă gọi những đề xuất này là không hiệu quả và phản tác dụng. Nếu quan điểm này được ủng hộ, nó có thể giết chết toàn bộ ư tưởng về các trung tâm kiểm soát tị nạn ở Bắc Phi v́ nó hầu như không làm ǵ để ngăn chặn người nhập cư trên tuyến đường phía Tây Địa Trung Hải.
Tương tự, Albania, Montenegro và Bosnia cũng từ chối đề xuất của EU về việc thiết lập các trung tâm kiểm soát hay các trại tị nạn ở những nước này. Sự từ chối này gây chút ngạc nhiên bởi Albania và Montenegro là các ứng cử viên tiềm năng gia nhập EU. Tuy nhiên, cả 3 nước này đều tuyên bố rơ rằng các trại tị nạn như vậy là không thể chấp nhận được. Thủ tướng Albania Edi Rama đă chỉ trích kế hoạch của EU là "vứt bỏ những người đang tuyệt vọng ở đâu đó như rác thải độc hại mà không ai muốn."
Những diễn biến mới nhất cho thấy, cho dù EU đang rất nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, nhưng đến nay khu vực này vẫn chưa thể t́m ra được một giải pháp hợp lư với sự đồng thuận cao trong nội bộ khối. Không khó để thấy rằng, chừng nào t́nh trạng này vẫn tiếp diễn, th́ khi đó EU sẽ vẫn c̣n ch́m trong khủng hoảng.
VietBF © sưu tập