Mỹ cực kỳ thù địch với bản hợp đồng S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. V́ thế nước này quyết không cung cấp F-35 cho Thổ, Ankara đe dọa không ngại ngần ra quyết định đóng cửa căn cứ quân sự và rời bỏ NATO nếu Mỹ không thay đổi.
S-400 đang là thứ vũ khí gây chia rẽ giữa hai thành viên NATO.
Cuộc xung đột ngoại giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đă leo thang trong tuần vừa qua trong bối cảnh Ankara vẫn kiên tŕ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga, bất chấp sự phản ứng gay gắt của Washington trong tư cách một đồng minh NATO.
Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Wess Mitchell đă cảnh báo rằng Ankara sẽ bị áp đặt các biện pháp trừng phạt dựa trên luật “Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt” (gọi tắt là CAATSA) nếu nước này không từ bỏ thỏa thuận S-400 của ḿnh với Moscow, nói thêm rằng ngay cả hợp đồng chuyển giao F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bị tŕ hoăn.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff đă kêu gọi các đồng nghiệp không chúc mừng chiến thắng của ông Recep Tayyip Erdogan trong cuộc bầu cử Tổng thống tuần trước, chỉ trích nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ "chỉ thắng bằng cách tiêu diệt phe đối lập thông qua vụ bắt giữ, bạo lực và vi phạm tự do báo chí".
Những lời b́nh luận của ông Schiff đă vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ khi nghị sĩ đại diện đảng Công lư và Phát triển Egemen Bagis kêu gọi Mỹ nên "bắt đầu chấp nhận sự dân chủ" và "tôn trọng quyết định của người dân Thổ Nhĩ Kỳ".
Phát biểu với Sputnik Thổ Nhĩ Kỳ về những căng thẳng trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ, ông Bagis khẳng định rằng dù Mỹ có đe dọa, Ankara sẽ tiếp tục con đường riêng của ḿnh.
"Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu và đối tác Mỹ Mike Pompeo tháng trước về vấn đề Syria là một trong những sáng kiến ngoại giao quan trọng nhất trong những năm gần đây", Bagis nói.
"Nỗ lực mà chúng tôi đang tham gia cùng với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là ở Syria và Iraq, có thể được mô tả như một tín hiệu quan trọng thể hiện ư định của Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục xây dựng sự cân bằng trong quan hệ với Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Syria, Iran và Iraq", nhà lập pháp giải thích.
Bagis nhấn mạnh rằng Ankara sẽ tiếp tục làm việc để mở rộng hợp tác không chỉ với Washington, mà c̣n với Moscow, Bắc Kinh, Delhi và Brussels.
"Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia cực đông ở phương Tây và cực tây ở phía Đông. Nhờ vào quyết tâm của người Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24/6, đất nước chúng ta đă tiến thêm một bước tiến tới một tương lai thịnh vượng", nhà lập pháp kết luận.
Cuộc đối đầu mà Mỹ sẽ "nhận phần thua"?
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên trong quan điểm của ḿnh, nhà quan sát chính trị Ceyhun Bozkurt lại tỏ ra ít lạc quan hơn về triển vọng quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bozkurt, những lời đe dọa của Mỹ sau cuộc bầu cử tuần trước là dấu hiệu cho thấy Washington sẽ không giảm áp lực của ḿnh đối với Ankara trong thời gian tới.
"Chúng tôi đă quen với việc nghe những tuyên bố lạnh lùng của Mỹ về S-400. Tuy nhiên, đáng chú ư là những lời công kích mới nhất của họ lại đến ngay sau cuộc bầu cử. Điều này rất có thể là ư đồ của Washington trong việc tăng áp lực lên Ankara. Trong t́nh huống này, điều quan trọng là Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới sẽ thực hiện những bước đi thế nào”, Bozkurt nói.
Một mặt thừa nhận chính sách của Mỹ là muốn làm suy yếu khả năng pḥng vệ của Thổ Nhĩ Kỳ, nhà quan sát này nhấn mạnh rằng vấn đề trên mới chỉ là đỉnh của một tảng băng ch́m khổng lồ.
"Rơ ràng là các vấn đề giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có những bất đồng sâu sắc hơn nhiều so với những ǵ đang được thể hiện. Sâu xa hơn, Mỹ không muốn Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất các hệ thống pḥng không của riêng ḿnh.
Chính sách này nhằm mục đích làm cho Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị tổn thương. Kinh nghiệm của những năm trước với hệ thống Patriot là bằng chứng.
Liệu Mỹ có thể "kiềm tỏa" Thổ Nhĩ Kỳ?
Mỹ đang cố gắng ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hệ thống riêng của ḿnh, trong khi Ankara có ư định làm tất cả mọi thứ trong khả năng để phát triển tổ hợp pḥng thủ nội địa”, Bozkurt phân tích.
Nhà quan sát cũng đánh giá rằng Chính phủ mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dễ dàng rút lui khỏi hợp đồng S-400.
"Trong khuôn khổ lợi ích chung, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga được hưởng lợi hợp tác kinh tế, quân sự và chính trị một cách sâu sắc, hợp tác sẽ tiếp tục phát triển. Do đó tôi không nghĩ rằng Ankara sẽ đảo ngược vấn đề S-400", ông nói.
"Trong khi đó, nếu phương Tây tiếp tục thể hiện thái độ thù địch như vậy đối với Ankara, trong tương lai nước này có thể đóng cửa căn cứ quân sự tại đây (căn cứ không quân Incirlik)", Bozkurt cảnh báo.
"Cuối cùng, nếu Mỹ tiếp tục cố chấp đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai bên sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tổn thất lớn nhất từ cuộc đối đầu này là việc Washington mất đi một đồng minh tin cậy như Thổ Nhĩ Kỳ”.
VietBF © sưu tầm