VBF-Hiện nay nhiều nước áp dụng đánh thuế các sản phẩm của Mỹ v́ Mỹ đánh thuế nhập khẩu thép nhôm... Chính v́ thế mà các nông trại ở Mỹ đang lo lắng v́ sữa có thể phải đổ ra đồng. Trong khi đó ở VN sữa vô cùng đắt đỏ, nhất là sữa nhập, nhiều khi sữa Mỹ nhập chẳng có mà mua.
Nông dân Mỹ sợ hăi không biết điều ǵ sẽ xảy đến với tất cả những sản phẩm sữa và pho mát mà họ làm ra và thường bán ở nước ngoài.
Ảnh: Daily Mail
Rơ ràng rằng những con ḅ sẽ vẫn ăn và vẫn tiết sữa, tất nhiên bạn không thể ngăn chúng lại dù đó là dịp Giáng sinh hay chiến tranh thương mại.
Khi mà các biện pháp bảo hộ thương mại của Tổng thống Trump khiến cho chính phủ nhiều nước khác phản ứng bằng các biện pháp tạo rào cản đối với hàng hóa Mỹ, những nông dân nuôi ḅ sữa và các công ty sản xuất pho mát Mỹ không khỏi lo lắng. Họ sợ hăi không biết điều ǵ sẽ xảy đến với tất cả những sản phẩm sữa và pho mát mà họ làm ra và thường bán ở nước ngoài.
Ông Jeff Schwager, Chủ tịch công ty Sartori chuyên sản xuất pho mát tại một thị trấn, công ty mua sữa từ khoảng hơn 100 nông trại ḅ sữa khắp bang Winconsin, chỉ ra: “Nếu thị trường xuất khẩu bị đóng cửa, chúng tôi sẽ có thể khó khăn đến độ phải đổ sữa ra đồng. Chắc chắn tác động đối với toàn bang Wisconsin".
Tổng thống Trump đă gây ra nhiều đối đầu thương mại với nhiều nước trên thế giới, yêu cầu về các thỏa thuận thương mại mới, áp thuế với các nước đồng minh để điều chỉnh lại cái mà ông nói là các điều khoản thương mại bất công gây tổn hại đến doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Ông đă chỉ ra một số ngành của nước Mỹ mà theo ông đang chịu thiệt trên toàn cầu, trong đó phải kể đến ngành ô tô và ngành sữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đă từng bất đồng với nhau về vấn đề thuế quan trong ngành sữa.
Cách tiếp cận chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt nguồn từ cam kết khi tranh cử của ông về việc sẽ hồi sinh lại các ngành của nước Mỹ, đặc biệt ngành sản xuất bằng cách đề cao khẩu hiệu “Nước Mỹ là số 1”. Lời hứa đó đă giúp ông trở thành Tổng thống. Thế nhưng hậu quả của cách tiếp cận mang tính đầy bảo hộ của Tổng thống đang được cảm nhận ngày một rơ ràng hơn tại chính những bang, thị trấn từng bầu ông lên, nhược điểm nhiều hơn ưu điểm.
Đối với các công ty sản xuất phomat nội địa như Sartori, cách tiếp cận của Tổng thống Trump khiến cho sân chơi toàn cầu ngày một bất lợi hơn với các công ty sản xuất Mỹ.
Ngành sữa của Mỹ giờ đây đối diện với rủi ro sẽ phải chịu nhiều loại thuế khi họ xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Mexico, Canada và nhiều nước khác dự kiến sẽ trả đũa các biện pháp đánh thuế nhôm, thép của Tổng thống Trump. Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng lo sợ họ sẽ mất đi khả năng tiếp cận với thị trường Canada và Mexico nếu Tổng thống Mỹ tiếp tục rút khỏi Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
Và họ cũng cảm thấy họ đang tụt lại so với những nước đang tiếp tục kư kết các thỏa thuận thương mại giúp cấp quyền cho các nước khác tiếp cận với thị trường của họ một cách dễ dàng hơn trong khi Tổng thống Trump tiếp tục cô lập nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi NAFTA là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từ trước đến nay, tuy nhiên chính nó lại giúp cho ngành sữa của Mỹ có chỗ đứng vững chắc tại Mexico. Mexico hiện là thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa lớn nhất của Mỹ, tiêu thụ đến gần 25% tổng số pho mát mà Mỹ xuất khẩu.
Các nông dân ḅ sữa và các nhà sản xuất pho mát Mỹ đă không ngừng vận động ủng hộ hiệp định TPP, hiệp định mà chính Tổng thống Trump đă quyết định rút khỏi ngay trong những ngày đầu tiên ông lên làm Tổng thống Mỹ. Lẽ ra, nếu tiếp tục tham gia TPP, Mỹ đă có thể tiếp cận được với những thị trường mới đầy tiềm năng ví như Nhật.