Một bé 20 ngày tuổi ở Thái Lan đă nhập viện trong t́nh trạng nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu được cho là chính sai lầm của người bà khi chăm sóc cháu bé. Rất may sau 1 thời gian điều trị t́nh h́nh sức khỏe của bé đă tiến triển tốt... Bé sơ sinh 20 ngày tuổi nhập viện trong t́nh trạng toàn thân tím tái, nôn ra máu và viêm ruột v́ suy nghĩ sai lầm của người bà.
Cho con uống nước lọc để "tráng miệng" sau khi ăn dặm là thói quen của nhiều mẹ Việt, thậm chí là nhiều ông bà lớn tuổi c̣n có quan điểm sai lầm khi dùng nước lọc hay nước đun sôi để nguội làm thức uống để trị bệnh cho trẻ sơ sinh.
Trường hợp của bé sơ sinh Thái Lan dưới đây một lần nữa là bài học cảnh tỉnh sâu sắc dành cho những ai đang có thói quen cho con sơ sinh uống nước lọc.
Theo chia sẻ của một bà mẹ trẻ trên một nhóm hội:
"Tôi vừa trở về nhà sau 7 ngày ở viện cùng với con 20 ngày tuổi của tôi. Bé nhập viện trong t́nh trạng viêm tắc đường ruột, ruột gần như bị hoại tử".
Con sơ sinh 20 ngày tuổi của chị gặp t́nh trạng như trên là kết quả của việc bà bé đă cho bé uống nước đun sôi để chữa bệnh vàng da. Quan điểm của người bà cho rằng nếu đứa trẻ sơ sinh bị vàng da được uống nước nhiều sẽ đi tiểu nhiều và lọc hết chất gây vàng da ra khỏi cơ thể. Từ đó, căn bệnh vàng da sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, kết quả cho thấy khi mà bệnh vàng da chưa giảm th́ bé sơ sinh đă phải nhập viện khẩn cấp trong t́nh trạng tím tái cơ thể, nôn ra máu và đi ngoài phân xanh.
"Sau 7 ngày, tôi vẫn c̣n ở trong trạng thái hoảng sợ khi nh́n h́nh ảnh con đau đớn vật vă, viêm ruột gần như sắp thối.
Trước khi rời khỏi pḥng bệnh về nhà, y tá đă dặn ḍ tôi rất kĩ lưỡng rằng không được cho con dưới 6 tháng tuổi uống nước nữa, dù là nước đun sôi. Và chắc chắn lần này tôi sẽ ghi nhớ.
Thật may mắn sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, con tôi đă qua cơn nguy kịch".
Bà mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện của chính bản thân ḿnh nhằm mục đích đưa ra lời cảnh báo sâu sắc nhất dành cho các bà mẹ trẻ ít kinh nghiệm, hy vọng không gặp phải t́nh trạng như của chị.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng có thực sự cần uống nước?
Rất nhiều nghiên cứu khoa học về nhu cầu nước của trẻ đang bú sữa mẹ được thực hiện trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, từ 22-41 độ C và độ ẩm từ 9-96%, tất cả những nghiên cứu này đều đi đến kết luận, sữa mẹ đă cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho bé, kể cả trong thời tiết nóng ẩm khó chịu.
Viện Nhi Khoa Mỹ cũng khuyến cáo: “Không nên cho trẻ sơ sinh đang trong thời ḱ bú sữa mẹ uống các loại nước như nước lọc, nước đường glucose và các loại đồ uống khác, trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ do bé đang gặp vấn đề đặc biệt.
Trong suốt 6 tháng đầu, kể cả trong thời tiết nóng bức, nước lọc và nước hoa quả là không cần thiết cho trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ mà c̣n có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bé nhiễm độc hoặc dị ứng.”
Tương tự đối với trẻ uống sữa công thức, các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh không cần phải cho con uống thêm nước lọc. Sữa công thức cũng đă cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho bé, kể cả trong tiết trời nóng bức.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Chuyên khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2: “Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa, không cần uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải v́ hại thận mà là không cần thiết”.
Theo bác sĩ Thạch, việc uống nước lọc sẽ khiến bé bị no và không chịu uống sữa sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ sữa.
“Với trẻ trên 6 tháng th́ ngoài chuyện uống sữa, c̣n ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Có thể cho trẻ uống một vài th́a sau khi ăn. Khi trẻ đă dứt sữa dù là 6 tháng – 1 tuổi th́ ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. C̣n nếu trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa th́ nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, v́ nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa”, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh.
Để đảm bảo hệ bài tiết, đường tiết niệu hoạt động tốt, không bị viêm nhiễm, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đưa ra lời khuyên, các phụ huynh cần vệ sinh bộ phận sinh dục của bé khi tắm. Đặc biệt, khi thấy trẻ đi tiểu lắt nhắt hay đau, tiểu nhiều lần th́ cần đưa đi khám chuyên khoa tiết niệu, tiến hành siêu âm xem xét đang mắc phải bệnh ǵ.
Nếu miệng bé bị bẩn th́ có thể vệ sinh bằng cách dùng gạc hoặc khăn. Theo một số bác sĩ khác, về vấn đề ngộ độc nước có thể xảy ra là do chất lượng nước không sạch hoặc dụng cụ uống không được vệ sinh kỹ càng. Ngoài ra, trong một số trường hợp như bé bị tiêu chảy mất nước, bé bị sốt, bị nôn hay thời tiết quá nóng nực cũng nên bổ sung nước.
Để giúp bé nhanh chóng hết vàng da, mẹ có thể áp dụng các phương pháp an toàn sau đây:
- Cho bé tắm nắng: Mặc dù bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên dùng liệu pháp ánh sáng để điều trị vàng da tại bệnh viện, th́ việc tắm nắng cho bé vẫn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà các mẹ cho con tắm nắng trong bao lâu. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, thời gian tắm nắng chỉ từ 10 -15 phút mỗi ngày.
“Trong ṿng 10-15 phút chúng ta bỏ bớt quần áo ra cho trẻ. Nếu mặc kín quần áo th́ việc tắm nắng không có tác dụng ǵ nữa. Tuy nhiên các bà mẹ không nhất thiết phải bỏ hết quần áo của con, có thể mặc quần áo mỏng nhưng phải màu sáng.
Nếu bỏ được quần áo của trẻ ra th́ càng tốt để ánh nắng có thể chiếu trực tiếp. Đối với trẻ sơ sinh, nếu cẩn thận gia đ́nh cần đeo kính râm hoặc che mắt cho trẻ khi tắm nắng”, PGS. TS Dũng cho biết.
- Bú sữa mẹ thường xuyên: Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giúp bé đi ngoài nhiều hơn và giúp loại bỏ bilirubin dư thừa qua phân. Đồng thời nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo mọi nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nếu mẹ không có đủ sữa, bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống sữa công thức để đảm bảo cân nặng của bé.
Nếu không được điều trị, vàng da có thể gây ra tổn thương năo và khiến bé tử vong. Mặc dù đôi khi bệnh vàng da có thể tự khỏi nhưng mẹ vẫn cần cho bé đi khám.
|