Vụ Brexit tại ANH đă gây ra sự chia rẽ XH lớn nhất từ trước tới nay. Mới đây hàng chục ngàn người đă lại xuống đường biểu t́nh để có thêm 1 cuộc bỏ phiếu. Trong khi đó phe ủng hộ Brexit th́ lại mong chính quyền Anh thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Hàng chục ngàn người biểu t́nh chống Brexit đă tuần hành hôm thứ Bảy tại London để đ̣i một cuộc trưng cầu dân ư mới về việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, trong khi nước Anh kỉ niệm hai năm người dân bỏ phiếu quyết định rời bỏ khối này.
Trong khi đó những người ủng hộ Anh rời bỏ EU (được gọi là Brexit trong tiếng Anh) cảnh báo chính phủ Anh không nên tŕ hoăn hoặc giảm nhẹ sự đoạn tuyệt với khối gồm 28 quốc gia. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết Thủ tướng Theresa May phải giữ lời "rút Anh đi khỏi hoàn toàn," điều mà các cử tri đă mong muốn.
Anh bỏ phiếu với tỉ lệ 52-48 phần trăm vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 để rời khỏi EU, và dự kiến sẽ chính thức rời đi vào ngày 29 tháng 3 năm 2019. Nhưng đất nước này - và chính phủ do Đảng Bảo thủ nắm quyền - vẫn bị chia rẽ về chuyện họ muốn một mối quan hệ kinh tế kiểu ǵ với EU.
Những người phản đối Brexit, nhiều người vẫy cờ EU, tuần hành qua trung tâm London đến Nghị viện hôm thứ Bảy, kêu gọi trưng cầu dân ư về bất kỳ thỏa thuận dứt bỏ nào đạt được giữa Anh và EU.
AP cho biết đám đông lên tới hàng chục ngàn người, trong khi ban tổ chức ước tính tới 100.000 người tham gia. Cảnh sát không đưa ra ước tính chính thức. Một cuộc tuần hành ủng hộ Brexit đ̣i Anh không thỏa hiệp với EU thu hút một đám đông nhỏ hơn nhiều, theo AP.
Chiến dịch People’s Vote (Cuộc bỏ phiếu của người dân), đoàn thể tổ chức cuộc tuần hành, lập luận rằng ư công luận đang quay mặt lại với Brexit khi những tổn hại kinh tế trở nên rơ ràng hơn.
James McGrory, một trong những người tổ chức, nói cử tri đă được hứa hẹn đủ điều nhưng "nhưng hai năm sau, tất cả những ǵ chúng tôi nhận được đều là những lời hứa suông, một nền kinh tế đang chịu áp lực từ Brexit và một chính phủ bị tê liệt v́ chia rẽ nội bộ," ông được AP dẫn lời nói.
Các nhà lănh đạo của cả hai Đảng Bảo thủ và Công Đảng đối lập của Anh đều phản đối tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư Brexit khác, dù nhiều thành viên của cả hai đảng bất đồng. Các đảng nhỏ hơn, bao gồm Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do, ủng hộ tổ chức một cuộc bỏ phiếu Brexit mới.
Chính phủ quyết tâm hoàn tất bằng được tiến tŕnh Brexit nhưng Nội các của Thủ tướng May bị chia rẽ về cách thức tiến hành, với các bộ trưởng ủng hộ Brexit như ông Johnson đ̣i đoạn tuyệt để Anh có thể đạt được các thỏa thuận thương mại mới trên toàn thế giới. Những người khác, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, muốn giữ Anh gần gũi với EU, đối tác thương mại lớn nhất của Anh.
|