Gia tộc Kim Jong-un quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều người dân Triều Tiên trước đó trốn sang Hàn v́ sợ Mỹ ném bom. Từ đó, lănh đạo Triều Tiên nhận ra sức mạnh của vũ khí hạt nhân.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng cạnh thiết bị được cho là đầu đạn hạt nhân trong chuyến thị sát cơ sở sản xuất tên lửa tháng 3/2016. Ảnh: Korea Times.
Trong cuốn sách "Mật mă từ Ban thư kư tầng 3", cựu phó đại sứ Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc Thae Yong-ho đă mô tả lịch sử nỗ lực của Triều Tiên để trở thành một cường quốc hạt nhân và những điều đằng sau tham vọng này, theo Korea Times.
Theo cuốn sách, nhà lập quốc Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong-un đă bắt đầu quyết tâm phát triển kho hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên.
Sau khi các lực lượng Trung Quốc tham chiến vào tháng 10/1950 và hỗ trợ Triều Tiên chống lại các lực lượng Mỹ, tin đồn Washington sẽ sử dụng bom nguyên tử với kẻ thù bắt đầu lan truyền ở Triều Tiên. Kim Nhật Thành không tin điều này nhưng người dân Triều Tiên rất sợ hăi và t́m cách bỏ trốn sang Hàn Quốc.
"Họ nói rằng 'một khi Mỹ thả bom, tất cả họ đều chết'. Kim không thể làm ǵ. Ông ấy kêu gọi họ không nên rời đi, nói rằng Mỹ 'không bao giờ có thể sử dụng bom hạt nhân'. Nhưng chẳng ai lắng nghe. Sau khi không thể kiểm soát người dân của ḿnh, ông ấy nhận ra sức mạnh tâm lư to lớn của việc sở hữu vũ khí hạt nhân", Thae viết trong cuốn sách.
Nhưng đại kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Kim Nhật Thành ngay lập tức phải đối mặt sự phản đối gay gắt từ hai đồng minh quan trọng là Liên Xô và Trung Quốc. Giới lănh đạo Trung Quốc cảnh báo Kim không nên đi theo con đường hạt nhân bởi nó sẽ hủy hoại các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của B́nh Nhưỡng.
Nhưng Kim Nhật Thành đă âm thầm theo đuổi việc thực hiện kế hoạch của ḿnh. Quyết tâm của ông càng lớn hơn sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách cũ, mở cửa thị trường đầu tư nước ngoài vào cuối những năm 1970 và Liên Xô sụp đổ một thập kỷ sau đó.
Nhưng rồi đối với Kim Nhật Thành, phát triển vũ khí hạt nhân không đơn giản là một lựa chọn nữa, nó trở thành con đường duy nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ.
Mỹ cảm nhận được điều này trong tâm trí Kim và đă cố gắng kiềm chế tiến tŕnh. Nhưng Kim Nhật Thành và con trai là Kim Jong-il đă sử dụng toàn bộ những phương thức có thể để tranh thủ thời gian và tài chính cần thiết cho chương tŕnh hạt nhân của đất nước. Năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đưa ra một thỏa thuận, trong đó Kim Jong-il đồng ư ngừng sản xuất nguyên liệu bom hạt nhân để đổi lại một khoản viện trợ khổng lồ. Dù vậy, Kim Jong-il vẫn âm thầm phát triển chương tŕnh vũ khí hạt nhân.
Nhiều người hy vọng Kim Jong-un, người từng được giáo dục ở nước ngoài, sẽ khác so với những thế hệ trước, đặc biệt sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hôm 12/6 ở Singapore, trong đó Kim cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, Thae cho rằng Kim Jong-un cũng cần đến vũ khí hạt nhân như cha và ông nội ḿnh. Sau khi tiếp nhận quyền lực vào năm 2012, Kim nỗ lực hiện đại hóa quân đội, nền tảng quyền lực của ḿnh.
"Nhưng chẳng mấy chốc Kim nhận ra hệ thống quân đội đang lụi tàn nặng nề. Vũ khí đă quá lỗi thời và xuống cấp. Ông ấy biết sẽ rất khó để duy tŕ quyền lực nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân", Thae viết.
"Mật mă từ Ban thư kư tầng 3" hiện là cuốn sách bán chạy nhất ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Từ nhận thức vũ khí hạt nhân quan trọng thế nào đối với gia tộc Kim, Thae cho rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chúng cho dù Kim Jong-un đă nói ǵ.
"Theo kế hoạch dài hạn Triều Tiên công bố năm 2013, 2018 được cho là một năm của ḥa b́nh, là thời điểm B́nh Nhưỡng cần được cộng đồng quốc tế công nhận như một cường quốc hạt nhân thực sự", Thae viết.
"Triều Tiên đang tiếp bước Ấn Độ và Pakistan ... Nếu có một điều tôi biết chắc chắn th́ đó chính là Triều Tiên đă, đang bị ám ảnh bởi sở hữu vũ khí hạt nhân và sẽ tiếp tục như vậy", cựu phó đại sứ đào tẩu kết luận.