Vietbf.com - Chưa đầy một ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada, tổng thống Mỹ nặng lời với người đứng đầu nước chủ nhà, ông Justin Trudeau. Cùng lúc, Ṭa Bạch Ông tuyên bố ông Donald Trump sẽ bỏ qua một số phiên họp, chỉ v́ trong bối cảnh rất căng thẳng do việc chính quyền Donald Trump đánh thuế trên thép nhôm nhập từ các nước đồng minh, bất chấp phản đối của những nước này.
Tổng thống Mỹ Trump hôm 7/6 đăng ư kiên lên Twitter đ̣i EU, Canada dỡ bỏ thuế quan, rào cản
Cuộc họp thượng đỉnh G7 năm nay bỗng giống như là một trận đấu giữa một ḿnh tổng thống Donald Trump chống lại 6 lănh đạo khác trong nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, việc đánh thuế mang tính bảo hộ mậu dịch là một bước mới của Hoa Kỳ đánh vào chính nền tảng của nhóm G7, vốn được coi là một định chế bảo đảm cho trật tự thế giới.
Để chuẩn bị cho cuộc đấu này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đến Canada từ hôm thứ Tư, đă cùng với thủ tướng của nước chủ nhà Justin Trudeau ra một tuyên bố chung cổ vũ cho « một chủ nghĩa đa phương mạnh, có trách nhiệm và minh bạch », một công thức mà chắc là tổng thống Trump khó mà « nuốt trôi ».
Theo nhận định của hăng tin AFP, tranh chấp thương mại do vụ đánh thuế thép nhôm có thể khiến cho thượng đỉnh G7 lần này không thể đưa ra một tuyên bố chung. Riêng nước Pháp th́ có lập trường rất rơ ràng qua tuyên bố của điện Elysée: « Nếu sự kháng cự của phía Mỹ đi quá xa, không nên hy sinh những nguyên tắc, những lợi ích của chúng ta chỉ v́ muốn thể hiện một sự đoàn kết nhất trí bề ngoài ». Đối với Pháp, tuyên bố chung bắt buộc phải nhắc đến hiệp định khí hậu Paris và dứt khoát không có chuyện lên án Iran không tuân thủ các cam kết về hạt nhân. Nếu không th́ không nên ra tuyên bố chung. Về thương mại, Paris chủ trương là « thương mại phải mang tính cởi mở, tự do và b́nh đẳng giữa các nước G7 ».
Để thể hiện thái độ bất b́nh chung đối với tổng thống Trump, lănh đạo của Pháp, Đức, Canada và Ư sẽ họp với nhau trước khi khai mạc thượng đỉnh G7.
Thế nhưng, cho tới nay, tổng thống Trump vẫn không tỏ dấu hiệu ǵ cho thấy ông sẽ thay đổi, thậm chí c̣n muốn đẩy mạnh hơn nữa chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu mới của ông. Chủ nhân Nhà Trắng tin rằng, với tư cách cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, ông có quyền « lấy thịt đè người », buộc các đối tác làm theo lệnh của ông và nhập hàng của Mỹ nhiều hơn. Tổng thống Trump vẫn giữ thái độ đó cho dù Canada và Liên Hiệp Châu Âu đă đáp trả quyết liệt bằng cách áp thuế tương tự lên hàng hóa nhập từ Hoa Kỳ.
Chuyên gia Laurence Nardon, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, dự đoán: « Trump sẽ giật đủ mọi dây để làm rạn nứt sáu nước kia, đến mức những nước này chịu thua và làm theo yêu cầu của Trump, đó là thương lượng song phương. Cho tới nay, sáu nước kia vẫn đứng vững, nhưng Trump chưa dừng ở đó ». Chuyên gia William Alan Reinsch, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, Washington, nhắc lại: « Xu hướng của tổng thống Trump là mỗi khi bị chỉ trích, ông phản công ngay ».
Bằng chứng là hôm qua, trên mạng Twitter, ông Trump viết: « Làm ơn nói dùm với thủ tướng Trudeau và tổng thống Macron là họ đang áp những thuế rất nặng và những hàng rào phi thuế quan đối với Hoa Kỳ. Tôi rất nóng ḷng gặp họ ngày mai ».
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đă tóm lược t́nh h́nh hiện nay khi gọi thượng đỉnh Quebec cuộc họp « 6+1 ». Hóa ra thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un tại Singapore ngày 12/06 tới đây lại c̣n nồng ấm hơn cả thượng đỉnh giữa Mỹ với các nước đồng minh thân cận.