Các cửa hàng đắt đỏ luôn biết cách "móc túi" hành khách. Đọc xong, bạn sẽ biết v́ sao đă dặn ḷng là không xem, không mua mà cuối cùng vẫn vung tiền cho các cửa hàng miễn thuế tại sân bay.
Suốt nhiều thập kỉ, sân bay trên toàn thế giới đă thay đổi không ngừng. Từ chỗ chỉ là điểm hạ cánh, cất cánh, chúng dần biến thành thánh đường mua sắm, tập trung nhiều cửa hàng bán lẻ, níu kéo bước chân hàng triệu du khách.
Thật vậy, các sân bay ngày càng nghiên cứu tâm lí hành vi khách hàng 1 cách kĩ càng hơn. Họ áp dụng chúng vào thiết kế, ánh sáng phải như thế nào, vị trí các cửa hàng đặt sao... - tất cả mục đích là để hành khách được thoải mái, vào ra an toàn và đúng giờ, đồng thời cũng chi tiền hào phóng hơn cho các cửa hàng dọc trên hành tŕnh đó!
Họ đă làm điều đó như thế nào nhỉ? Hăy cùng khám phá nhé.
1. Đặt vị trí các cửa hàng sao cho "phía trước là bầu trời"
Chuyên gia Julian từ ĐH Buckinghamshire, Anh cho biết: "Hành khách thường bước vào các cửa hiệu mà có cùng hướng với ánh sáng tự nhiên. Ngược lại, nếu bạn phụ thuộc vào đèn, ánh sáng nhân tạo, khách hàng sẽ cảm thấy hơi u tối và bỏ qua luôn".
Ngoài ra, các cửa hàng phải đặt ở nơi đông đúc, tốt nhất là lối đi dẫn đến cổng chờ mà hành khách nào cũng phải bước qua.
Hơn nữa, chúng ta rất dễ bị lôi kéo vào cửa hiệu đông đúc hơn là nơi vắng teo.
Mặt khác, sân bay không bao giờ sắp đặt cửa hàng theo 1 đường thẳng mà càng quanh co càng tốt, như vậy mới tối ưu hóa số lượng hàng hóa phơi bày ra trước mắt du khách.
2. Các vật trưng bày nghệ thuật không chỉ để cho đẹp
... mà nó c̣n dùng để định vị hướng đi cho hành khách! Ví dụ như sân bay quốc tế Vancouver có công tŕnh điêu khắc cao gần 5m, đặt ngay tại khu vực cửa hàng trước quầy kiểm tra.
Và bạn có biết rất nhiều hành khách đă nói ǵ trong điện thoại không? "Chút nữa gặp nhau ở ngay chỗ tượng điêu khắc nhé"! Vậy là chính vật trang trí lại đóng vai tṛ chỉ đường rồi đấy.
Mặt khác, yếu tố trưng bày c̣n giúp sân bay ít đơn điệu, nhàm chán hơn, khiến khách hàng muốn dạo quanh và tăng cơ hội mua hàng.
Ở một cuộc khảo sát, 56% hành khách cho biết họ c̣n muốn sân bay mang đậm yếu tố văn hóa hơn nữa trong tương lai. Rơ ràng nhiều người hiện nay khá quan trọng trải nghiệm của họ tại sân bay.
3. Công dụng của những chiếc thảm lót
Rất nhiều sân bay lót thảm ở khu vực cổng chờ. Tấm thảm sẽ đem lại cảm giác mềm mại, ấm cúng tựa như đang ở pḥng khách.
Và theo khảo sát, khi hành khách cảm thấy được thư giăn, họ sẽ chi ra thêm 7% số tiền vào các cửa hàng nói chung, và tới 10% cho các món đồ miễn thuế.
Bên cạnh trải thảm, đây là những dịch vụ của sân bay giúp hành khách thư giăn, sẵn sàng mua sắm hơn: pḥng yoga, spa, thậm chí là chó trị liệu (nơi bạn chơi đùa với những chú cún sau chặng bay dài đến kiệt sức).
4. Khung thời gian vàng
Đó là khung thời gian sau khi bạn đă làm thủ tục xong và ngồi chờ trước khi lên máy bay. Khi đó, mọi người thường ít chú ư, lo lắng ǵ mà sẵn sàng mua sắm hơn bao giờ hết.
Các bảng thông tin điện tử giúp bạn cập nhật t́nh h́nh chuyến bay, nhưng cũng để nhắc bạn rằng: C̣n cả khối thời gian đấy, dạo quanh các cửa hiệu ngay đi!
Theo khảo sát, 40% hành khách sân bay tránh tiếp xúc với người khác (dễ hiểu thôi, ở sân bay th́ cẩn thận vẫn hơn).
Vậy nên sân bay ngày càng có nhiều ki-ốt tự phục vụ đấy. Thậm chí theo Ủy ban Sân bay Quốc tế, hiện 50% sân bay Mỹ đều có "cửa hàng robot" (những chú robot giúp bạn kiểm tra giá, ḍ sản phẩm và nhiều công năng khác).
5. Và "khung thời gian vàng" nhiều hơn nữa
Số liệu cho thấy khi tăng "thời gian vàng" nghỉ ngơi lên từ 1 tiếng thành 2 tiếng, khách hàng ở sân bay Anh đă chi ra thêm 7 USD nữa (khoảng 160 ngh́n đồng).
Ngược lại, cứ 10 phút hành khách bỏ ra cho việc kiểm tra an ninh, họ sẽ giảm 30% tiền vào các cửa hiệu.
Vậy là các sân bay hiện đại t́m cách sao cho thủ tục an ninh nhanh và đơn giản hơn nữa. Mọi thứ dần được tự động hóa từ check-in đến kiểm tra hành lư. Dịch vụ tiện lợi như thế này rất được ủng hộ ở Nhật Bản và New Zealand.
Năm 2016, TSA (Cục an ninh vận tải) của Mỹ c̣n quyết định trao thưởng 15.000 USD (khoảng 341 triệu đồng) cho bất kỳ ai nghĩ ra ư tưởng giúp đẩy nhanh thủ tục kiểm tra ở sân bay!
6. Những món đồ địa phương rất hút khách
Cũng giống như ở băi biển hay trong thành phố, khách du lịch cũng chọn sân bay làm nơi mua quà lưu niệm dù có thể đắt đỏ hơn.
Ví dụ, dù 20 năm trôi qua nhưng món hàng bán chạy nhất sân bay Seattle-Tacoma vẫn là... chiếc áo thun in chữ "Sleepless in Seattle" (Đêm trắng ở Seattle)!
Tại sân bay Phoenix Sky Harbor, bang Arizona (nơi có nhiều sa mạc), hành khách rất thích mua những chậu xương rồng nhỏ xinh về nhà.
Theo nghiên cứu, ai cũng thích mua những thứ có thương hiệu địa phương, để làm cho hành tŕnh của họ thêm phần riêng biệt và đáng nhớ.