Có thể nói tới lúc này Iraq thời hậu Saddam đang có những diễn biến không như Mỹ vẫn từng mong đợi. Hiện nay chính phủ tại Iraq là 1 chính phủ chống Mỹ cao nhất từ trước tới này. Điều này lại tạo ra 1 thách thức không nhỏ mà Mỹ phải giải quyết. Sẽ có một chính phủ Iraq chống Mỹ mạnh mẽ nhất thời hậu Saddam được thành lập
Theo thông tin của CNN, kết quả sơ bộ của cuộc tổng tuyển cử tại Iraq lần thứ năm thời hậu Saddam Hussein đă hoàn toàn bất lợi với Mỹ, khi các lực lượng chính trị "chống Mỹ" chắc chắn sẽ kiểm soát hoàn toàn Quốc hội Iraq.
Kết quả cho thấy liên minh chính trị của giáo sĩ Muqtada al-Sadr đang dẫn đầu, thứ hai là liên minh chính trị của người đứng đầu lực lượng Động viên Nhân dân (PMF) Hadi al-Amiri - lực lượng từng tham gia cuộc chiến chống IS.
Thứ ba là liên minh chính trị của Thủ tướng Haider al-Abadi, thứ tư là liên minh chính trị của cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki và thứ năm là liên minh chính trị của ông Ayad Allawi, một cựu Thủ tướng khác của Iraq thời hậu Saddam. Với thực tế như vậy, Mỹ đă thực sự đối mặt nguy cơ hoàn toàn mất kiểm soát với bàn cờ chính trị tại Iraq mà Mỹ đă tạo dựng và một chính phủ Iraq "chống Mỹ" mạnh mẽ nhất thời hậu Saddam.
Giáo sĩ Muqtada al-Sadr th́ là người “chống Mỹ điên cuồng từ ngày đầu đến ngày cuối” và thành tích chống Mỹ đă giúp nâng tầm ảnh ảnh hưởng cho vị giáo sĩ trẻ tuổi này trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống xă hội Iraq.
Giới quan sát cho rằng, việc liên minh chính trị của vị giáo sĩ từng bị Mỹ đặt ra ngoài ṿng pháp luật liên tục chiếm đa số ghế tại Quốc hội Iraq qua các kỳ bẩu cử, có sự “giúp sức” không nhỏ của người Mỹ.
Ông Hadi al-Amiri, người đứng đầu lực lượng Động viên Nhân dân cũng là "cái gai" trong mắt Mỹ và Washington muốn nhổ bỏ bất cứ lúc nào. Bởi PMF được cho là "cách tay nối dài" của Lực lượng Vệ binh Cộng hoà Iran.
Và chính Washington đă từng đề nghị trực tiếp với chính quyền Baghdad phải giải tán PMF sau khi đánh bại IS, như một sự gạt bỏ sự hiện quân sự của Iran trên lănh thổ Iraq thời hậu Saddam.
Thủ tướng Haider al-Abadi dù đang là đồng minh của Mỹ, nhưng lại ngày càng có nhiều sự lệch pha với Mỹ và đă thể hiện sự “cứng đầu” khi quyết không nghe lời Mỹ, từ chối giải tán PMF.
Ngày 23/10/2017, khi Ngoại trưởng Tillerson cho rằng PMF chống IS tại Iraq thực chất là “quân đội Iran đang ở Iraq, nay cuộc chiến chống IS sắp kết thúc nên PMF phải giải tán”, Thủ tướng Abadi đă đáp trả: "PMF là một phần của thể chế tại Iraq và cần phải nhân rộng”.
Cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki là đồng minh chống Mỹ mạnh mẽ nhất.
C̣n nhớ, ngày 13/11/2014, vị cựu Thủ tướng - lúc này là Phó Tổng thống Iraq - Maliki đă kêu gọi Iran và Iraq can thiệp vào Syria để chống lại việc Mỹ có thể lật đỏ chế độ Assad. "Người Mỹ bắt đầu cuộc nổi loạn ở Syria và sau đó mở rộng vấn đề đó sang Iraq và dường như họ có ư định mở rộng vấn đề này sang các nước khác trong kế hoạch tương lai của họ", ông Maliki cảnh báo.
Cự Thủ tướng Ayad Allawi là đồng minh chống Mỹ ít nhất song cũng tỏ ra thất vọng rất nhiều với Washington. Ngày 30/6/2017, ông Allawi từng lên tiếng rằng IS đang cố gắng liên minh với Al Qaeda, tạo sự thống nhất của các thế lực tà ác".
Song Mỹ lại không có chính sách rơ ràng về việc sẽ làm ǵ và đưa vấn đề đi vế đâu khi “họ vẫn đang loay hoay xây dựng một chiến lược cho Iraq". Và điều đó chẳng khác nào Mỹ vẫn mở đường sống cho khủng bố tại Iraq và Trung Đông.
Với thực tế như vậy, th́ dù kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử ngày 12/5/2018 có như thế nào đi nữa, tại Iraq chắc chắn sẽ có một chính phủ chống Mỹ mạnh nhất kể từ khi Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ bởi bom đạn Mỹ năm 2003.
Iran kiểm soát hoàn toàn bàn cờ chính trị do Mỹ tạo dựng tại Iraq thời hậu Saddam
Việc phải tạo “góc quyền lực” lớn nhất cho lực lượng Hồi giáo ḍng Shi’ite trong tam giác quyền lực là chẳng đặng đừng với Mỹ, bởi nó luôn khiến người Mỹ phải đối mặt cảnh “cốc ṃ c̣ xơi” với Iran.
Và để tránh tối đa hậu quả tai hại đó, Washington đă cố gắng t́m kiếm những thành phần ít bị ảnh hưởng bởi Tehran trong cộng đồng Hồi giáo ḍng Shi’ite để “gửi niềm tin – trao quyền lực” và xây lực lượng này thành một khối thống nhất.
Tuy nhiên, nước đi của Washington đă sớm bị phá sản.
Điều đó một phần do người Mỹ không bỏ được thói quen “vắt chanh bỏ vỏ” khi thấy quân cờ hết tác dụng, một phần do đồng minh của Mỹ nhận ra đây là ư đồ không trong sáng của Washington.
Do đó, thay v́ tồn tại là một khối thống nhất th́ lực lượng đồng minh của Mỹ trên chính trường Iraq đă phân ră thành năm lực lượng chính trị khác nhau, nhưng đều có mục đích là làm nhạt nhoà "yếu tố Mỹ" theo CNN. Đây là cơ hội cho Tehran phân hoá lực lượng thân Mỹ, dần biến tất cả thành lực lượng thân Iran và từ đó làm phá sản nước cờ của Mỹ, để rồi cuối cùng kiểm soát hoàn toàn bàn cờ chính trị mà Mỹ đă dày công tạo dựng tại Iraq.
Có thể thấy rằng, trong năm lực lượng chính trị dẫn đầu cuộc tổng tuyển cử lần thứ nhất tại Iraq sau khi IS bị đánh bại, có 2 lực lượng chống Mỹ, 3 lực lượng thân Mỹ, nhưng tất cả lại đều là lực lượng thân Iran.
V́ thế, khi một chính phủ chống Mỹ mạnh mẽ nhất được thành lập tại Iraq sau cuộc tổng tuyển cử ngày 12/5/2018 th́ cũng đồng nghĩa tại Iraq có một chính phủ thân Iran nhất từ trước tới nay.
Có lẽ đây là nỗi đau mà người Mỹ không thể tin có ngày phải đón nhận kể từ khi họ "ném gói bột giặt" vào Iraq rồi lấy cơ tấn công lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein.
|