Hiện sao Hỏa đang là hành tinh được NASA quan tâm nhất trong việc nghiên cứu và chinh phục. Những điều kiện sống và đi lại tại tây đang được họ nghiên cứu kĩ lưỡng. Và sắp tới vào năm 2020 họ đă có kế hoạch đưa chiếc trực thăng đầu tiên lên đây. NASA vừa công bố kế hoạch đưa những chiếc trực thăng lên bầu trời Sao Hỏa vào tháng 7-2020. Đặc biệt, các trực thăng robot này có thể lái tự động.
Theo đại diện của NASA, những chiếc trực thăng sẽ hoạt động dựa trên nguyên lư tương tự như khi ở trên trái đất. Các nhà khoa học không chỉ sử dụng các trực thăng để nghiên cứu hành tinh đỏ mà c̣n muốn thử nghiệm khả năng tồn tại và di chuyển của các phương tiện có trọng lượng nặng hơn không khí trên hành tinh này. Chỉ nặng hơn 1,8 kg và lớn hơn quả bóng chơi cricket (đường kính khoảng 22 cm) một chút, trực thăng bay nhanh gấp 10 lần trực thăng ở trái đất với tốc độ cánh quạt lên tới 3.000 ṿng/phút.
Cho dù trọng lực ở Sao Hỏa chỉ bằng 38% trái đất nhưng việc một phương tiện duy tŕ độ cao trên hành tinh đỏ lại khó khăn hơn nhiều so với trái đất bởi bầu không khí ở đó rất mỏng.
Kỷ lục bay cao nhất của trực thăng ở trái đất là hơn 12 km. Tuy nhiên, với điều kiện trên Sao Hỏa, để có thể bay là là sát mặt đất, cỗ máy đă phải đủ mạnh mẽ để bay cao hơn 30 km ở trái đất!
"Để làm cho nó bay được trong mật độ không khí thấp đó, chúng tôi phải xem xét kỹ lưỡng mọi thứ, làm cho nó càng nhẹ càng tốt và mạnh mẽ nhất có thể" – ông Mimi Aung, giám đốc dự án, cho biết. Bộ phận mặt đất sẽ hỗ trợ trực thăng robot bé nhỏ này bằng các lệnh gửi từ trái đất. Nó sẽ phải thực hiện chiến dịch 30 ngày với tối đa 5 chuyến bay. Mục tiêu cao nhất là bay được vài trăm mét với thời gian trên 90 giây. Trực thăng robot sẽ không đơn độc bởi NASA hiện có robot thăm ḍ Mars Curiosity Rover đă hoạt động trên Sao Hỏa nhiều năm nay, trong một nhiệm vụ không giới hạn thời gian.
Các nhà khoa học cho biết họ đă mất 4 năm để hoàn thành cỗ máy siêu nhỏ và siêu mạnh mẽ này. Dự kiến nó sẽ được phóng lên mặt trăng vào tháng 7-2020 trong chiến dịch mang tên "Mars 2020 rover" của NASA.