VBF-Thương hiệu Trung Quốc đă bị cả thế giới mất ḷng tin. Chính v́ thế ngay cả người Trung Quốc cũng chẳng dám giao thân cho xe của chính hăng China sản xuất. Dù rằng trong nước TQ rất nhiều hăng xe China, nhưng người bản xứ không ai dùng.
Là một trong những quốc gia có nhiều hăng ôtô nhất thế giới, nhưng ngành công nghiệp ôtô nội địa Trung Quốc không nhận được sự công nhận từ chính những người bản xứ.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số trên 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 1/5 dân số toàn cầu. Là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai và sức mua lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn được coi là một siêu cường tại châu Á bởi có mật độ dân số khổng lồ, nền kinh tế phát triển nhanh và nhận các khoản đầu tư nghiên cứu lớn từ nước ngoài.
Theo thống kê của Nikkei, thị trường ôtô Trung Quốc chiếm gần 90% mức tăng trưởng doanh số ở phân khúc xe sang trong năm 2017. Cùng nhau kiểm soát 70% thị trường là ba gă khổng lồ Audi, Mercedes-Benz và BMW.
BMW là thương hiệu xe sang số một tại Trung Quốc.
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đang phải vật lộn để duy tŕ sự tồn tại khi mà những thương hiệu nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và được người tiêu dùng trong nước ưa thích.
Nếu hai thập kỷ trước, việc sở hữu một chiếc Xiali được xem là dấu hiệu của sự giàu có và thành đạt. Hầu hết người Trung Quốc ngày nay đều đă quay lưng với chính thương hiệu quốc gia để chọn cho ḿnh những sản phẩm tốt hơn.
Năm 2014, công ty Thiên tân FAW (Tianjin FAW) đă chịu một khoản lỗ gần 280 triệu USD, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp thua lỗ. Công ty đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu nếu tiếp tục chịu lỗ trong năm thứ ba.
Xiali mất dần khách hàng do liên tiếp bị dính lỗi. Người tiêu dùng bắt đầu phàn nàn về t́nh trạng tồi tệ và sự xuống cấp trầm trọng của những chiếc xe mang nhăn hiệu quốc gia mà họ đang sử dụng.
Một thương hiệu thành công hơn là Great Wall Motors (Trường Thành) cũng đă giảm 2% lợi nhuận ṛng lần đầu tiên trong hơn 6 năm. Công ty Geely (Cát Lợi) có trụ sở tại Hàng Châu dự báo giảm lợi nhuận ṛng xuống gần 50%. Trong khi Great Wall chỉ ra chi phí nghiên cứu cao là nguyên nhân chính, Geely đổ lỗi do sự sụt giảm của doanh số bán xe.
Xe nội địa xuống cấp đă là vấn đề, việc đăng kư cấp biển c̣n khó khăn và tốn kém hơn khiến cho người tiêu dùng Trung Quốc chuyển hướng sang những mẫu xe trang bị công nghệ an toàn hơn thuộc thương hiệu cao cấp châu Âu và để tương xứng với giá trị của một tấm biển số.
Theo nghiên cứu của Tommi Heinonen trong "Nhu cầu sử dụng xe sang ở Trung Quốc", tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu, và Thượng Hải, các nhà chức trách có nhiều biện pháp khác nhau để quản lư số lượng ôtô lưu thông trên đường.
Tại Thượng Hải, thành phố tổ chức các cuộc đấu giá biển số xe, người trả giá cao nhất sẽ là chủ nhân của tấm biển sổ. Trong nhiều trường hợp giá biển số c̣n đắt hơn số tiền bỏ ra để mua một chiếc xe phổ thông.
Trong khi ở Bắc Kinh hàng tháng đều tổ chức một cuộc xổ số dành cho những người may mắn nhất, mỗi năm thành phố chỉ cấp giới hạn 240.000 biển số. Điều tương tự cũng diễn ra ở Quảng Châu.
FAW Xiali N7, một mẫu xe nội địa Trung Quốc.
Một yếu tố then chốt nữa là người Trung Quốc rất ưa thích sử dụng sản phẩm cao cấp, yếu tố giúp họ chứng minh năng lực tài chính trước xă hội. Khách hàng nam và nữ cũng có sự khác biệt về sở thích. Nữ giới quan tâm về kiểu dáng bên ngoài, sự an toàn và thoải mái, kích thước nhỏ gọn. Trái lại, nam giới đánh giá cao về sức mạnh, thương hiệu và kích cỡ xe.
Trong văn hóa phương Tây, việc tiêu dùng xa xỉ đă không c̣n là lựa chọn của số đông. Những người giàu chú trọng đến tính cá nhân với sản phẩm hơn là khía cạnh xă hội thường thấy ở những thương hiệu cao cấp. Mặt khác, tại Trung Quốc, đa số người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng sản phẩm đắt tiền. Họ luôn nhận thức về giá trị của những thương hiệu cao cấp.
Đối với người Trung Quốc, vẻ bề ngoài luôn cần được chú trọng. Thể hiện sự xa xỉ là cách tốt nhất để chứng tỏ địa vị xă hội, một người có nhiều tiền bạc sẽ được xem là thành đạt trong mắt những người xung quanh, qua đó thu hút nhiều cơ hội hơn để tạo thêm sự giàu có.