Quan hệ Đức và Việt Nam khủng hoảng v́ vụ Trịnh Xuân Thanh. CSVN đă không coi luật pháp quốc tế ra ǵ lại c̣n nhờ vả Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh về nươc. Vừa qua Bộ Ngoại Giao Đức đă triệu tập đại sứ Slovakia để chất vấn về các dấu hiệu nghi ngờ nước này tiếp tay cho CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi Tháng Bảy năm ngoái.
Trước khi thủ tướng của Slovakia, ông Peter Pellegrini, sang Berlin gặp bà Thủ Tướng Angela Merkel, Bộ Ngoại Giao Đức đă triệu tập đại sứ của Slovakia đến để “nói chuyện.” Việc làm này không ǵ khác hơn là chất vấn về vụ phái đoàn Bộ Công An CSVN ở thủ đô Bratislava khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức rồi đưa qua Slovakia, theo tin của báo Đức Der Spiegel.
Ông Kalinak khi c̣n là bộ trưởng Nội Vụ Slovakia đă đến Hà Nội ngày 27 Tháng Bảy, 2016, gặp Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm để thảo luận về hợp tác yểm trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong phạm vi an ninh.
Bộ trưởng Nội Vụ Slovakia lúc đó là Robert Kalinak đă gặp Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm ngày 26 Tháng Bảy, 2017, tại khách sạn Borik (của chính phủ Slovakia) ở thủ đô Bratislava.
Như báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) đưa tin hôm 30 Tháng Tư, Slovakia đă cung cấp máy bay của chính phủ để đưa phái đoàn Bộ Công An CSVN từ thủ đô Bratislava đi Moscow, thủ đô Nga, ba ngày sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại công viên Berlin.
Chiếc xe van do Nguyễn Long Hải thuê dùng để chở nạn nhân xuất hiện tại khách sạn Borik, cũng là nơi phái đoàn Tô Lâm lưu ngụ, tại thời điểm này. Chiếc máy bay bị nghi ngờ dùng để chở Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Báo Der Spiegel cho hay hôm 27 Tháng Tư, 2018, Đại Sứ Peter Lizak của Slovakia đă được mời tới Bộ Ngoại Giao Đức để “trao đổi thông tin.” Có những nghi vấn liên quan giữa việc Slovakia cho phái đoàn Bộ Công An CSVN mượn chiếc máy bay của chính phủ và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Là một cựu phó chủ tịch tỉnh, cựu đại biểu Quốc Hội và cựu chủ tịch tổng công ty PVC, công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, khi đánh hơi thấy có thể bị bắt, Trịnh Xuân Thanh đă trốn sang Đức từ Tháng Bảy, 2016, gây “băo” dư luận trong ngoài Việt Nam với lá thư “bỏ đảng,” chỉ trích Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Loạt bài của Người Buôn Gió trên mạng về hành tŕnh trốn chạy của Trịnh Xuân Thanh cũng như những phức tạp trong hậu trường chính trị CSVN lôi cuốn hàng trăm ngàn độc giả khắp nơi.
Theo báo FAZ, Bộ Nội Vụ Slovakia phủ nhận tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nhưng cũng không phủ nhận việc Hà Nội đă lợi dụng ḷng hiếu khách của Slovakia. Bề ngoài th́ phái đoàn Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm cầm đầu đến thủ đô Bratislava là để thảo luận về sự hợp tác an ninh giữa hai nước.
Như bản tin ngày hôm qua cho thấy, thủ tướng Slovakia cũng đă cố chứng tỏ là nước ông vô t́nh bị Hà Nội lợi dụng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên để che đậy một vụ bắt cóc chính trị hiện đang gây rắc rối ngoại giao cho Slovakia.
Mối quan hệ nhiều mặt giữa Đức và Việt Nam đă tuột dốc rất nhanh sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra ngay tại thủ đô Berlin, bất chấp các luật lệ quốc tế. Đức đă đ́nh chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam với Liên Âu dự trù được kư vào cuối năm ngoái cũng bị Đức ngưng lại.
Trịnh Xuân Thanh đă bị ṭa án tại Hà Nội tuyên 2 bản án chung thân về các tội từ “Tham ô” đến “Cố ư làm trái…” khi ông ta làm chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC).