VBF-Hai chàng từng học ở Mỹ với nhiều kiến thức từ Silicon nhưng lại quyết tâm về VN gây dựng sự nghiệp. Cả hai đang phát triển trường học và phương pháp dạy học tại VN. Họ sinh ở Mỹ nhưng lại có thể hiểu VN.
Tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng tại Mỹ, đang có công việc ổn định và thu nhập nhiều người mơ ước, hai chàng trai trẻ quyết định bỏ ngang, trở về Việt Nam mở trường dạy học với mong muốn truyền thụ cho giới trẻ phương pháp học tập mới, hiện đại mà họ chiêm nghiệm từ chính cuộc đời ḿnh.
Tony Ngo (trái) và Don Le.
Don Le và Tony Ngo trạc tuổi nhau, cùng sinh ra tại Mỹ và có thành tích học tập rất đáng nể: Don Le sinh năm 1980 là Cử nhân Khoa học máy tính; Cử nhân Kinh tế Đại học Stanford.Tony Ngo sinh năm 1979 là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Harvard, Thạc sỹ Kỹ thuật công nghiệp; Cử nhân Kinh tế Đại học Stanford.
Sau khi tốt nghiệp Stanford, Tony làm việc tại Morgan Stanley and Jefferies và chuyên tư vấn cho những công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.Tony c̣n là một nhà đầu tư cho các quỹ cổ phần riêng.
Don làm việc trong đội ngũ tư vấn chiến lược tại Bain & Company, sau đó chuyển sang quỹ đầu tư Red Mountain Capital Partners và tham gia đầu tư vào các công ty đại chúng tại Mỹ.
Hai bạn trẻ nhận ra thách thức lớn đối với giáo dục ở Việt Nam với rất nhiều trường lớp, hệ thống thi cử phức tạp và vẫn dạy theo phương pháp học thuộc ḷng thiếu tính sáng tạo. Hệ thống giáo dục giống như những băng chuyền trong nhà máy, tất cả học sinh được dạy cùng một tốc độ, đưa ra cùng một kết quả.
Đă có nhiều nỗ lực thay đổi bằng cách áp dụng phương pháp giảng dạy trực tuyến nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả với đa số các em học sinh. Bởi lẽ, đơn giản công nghệ không thể lắng nghe và thấu hiểu, chỉ bảo tận t́nh như một người thầy.
“Không ǵ có thể thay thế được giáo viên. Mặc dù rất nhiều nước cố gắng thay đổi bằng cách đưa iPad, máy tính bảng, máy tính xách tay vào lớp học… nhưng thất bại. Họ thất bại v́ vẫn giữ phương pháp giảng dạy lạnh lùng, máy móc; chỉ bổ sung thêm một vài thiết bị công nghệ. Khi công nghệ được tận dụng một cách hiệu quả, quá tŕnh dạy học sẽ trở nên thật sự gần gũi hơn với học sinh”, Tony Ngo nhận xét.
Trở về
Cả hai quyết định về Việt Nam làm việc từ năm 2007. Don Le nói mặc dù đă đến Mỹ từ rất lâu nhưng cha mẹ họ rất ủng hộ con quay về xây dựng quê hương.
Năm 2014, trung tâm Everest Education ra đời cùng với phương pháp dạy học cá nhân hoá dưới sự kết hợp giữa công nghệ và các giáo viên giỏi. Học sinh được học từng khái niệm với chủ đề, mức độ khó và tốc độ giảng dạy phù hợp với từng em. Cùng sự hỗ trợ của công nghệ, học sinh có thể tự t́m ra cách học phù hợp nhất.
Từ một cơ sở duy nhất, sau ba năm hoạt động, Everest Education đă phát triển lên thành ba trung tâm đào tạo tại TPHCM. Everest Education đang hợp tác với nhiều trường quốc tế, song ngữ và tư thục trong các hoạt động và dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với Đại học Fulbright Việt Nam đào tạo Anh ngữ ứng dụng phương pháp Blended Learning dành cho các học sinh giỏi.
“Chúng tôi có thể hơi mơ mộng, nhưng chúng tôi cũng rất thực tế và biết rằng sứ mệnh của ḿnh sẽ cần trải qua một thời gian dài để thực hiện”.
Don Le nói
Don Le chia sẻ: Trở lại Việt Nam là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nó cho phép tôi một lần nữa kết nối với cội nguồn, nơi tôi luôn tự hào và có cảm giác gắn bó. Tôi nhận ra đất nước ḿnh có rất nhiều các em học sinh thông minh, ham học hỏi và nhiều hoài băo, luôn khao khát được học và phát triển. Chúng tôi muốn đem những điều ḿnh được học, được trải nghiệm đến với các em học sinh Việt Nam.
“Điều tôi nhớ nhất khi học tại Stanford, không phải là bản thân những bài học hay kiến thức, mà là cách tôi đă được dạy, đă thích thú với việc học đến nhường nào. Ở đó đă trao cho tôi những “công cụ” đắc lực: tư duy phản biện, logic, giải quyết vấn đề và khả năng suy nghĩ sáng tạo…Đó là những điều mà chúng tôi hy vọng có thể trao lại cho các bạn trẻ ở trong nước”, Don Le xúc động.
Theo Tony Ngo, Việt Nam là một môi trường kinh doanh thú vị nhưng cũng không kém phần thách thức. Việc bắt đầu từ hai bàn tay trắng, đi lên “Từ 0 đến 1” hay “From Zero to One” như tên quyển sách của Peter Thiel, chưa bao giờ là dễ dàng trong câu chuyện khởi nghiệp.
“Dù làm theo những phương pháp sẵn sẽ đơn giản hơn rất nhiều, nhưng chúng tôi vẫn đang đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng cá nhân hóa. Tuy có rất nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng không khác nhiều so với các nước khác.Trên thực tế, nhu cầu trong lĩnh vực giáo dục không ngừng tăng trưởng và là một trong những vấn đề được hầu hết các bậc cha mẹ quan tâm”, Tony Ngo nhận xét.
Cả hai trí thức trẻ khẳng định đă làm việc tại Việt Nam trong suốt 10 năm nhưng tất cả chỉ mới là sự khởi đầu. Tham vọng của họ là thay đổi phương thức học tập tại Việt Nam theo hướng cá nhân hóa cho mỗi một em học sinh.