VBF-Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn đang được xét xử tại Đức. Theo đó một ông có hai quốc tịch Việt-Séc đă lái xe hôm đó. Tuy nhiên luật sư của ông này cho rằng ông không biết.
Luật sư Stephan Bonell nói Nguyễn Hải Long chỉ là con chốt thí trong vụ bắt cốc Trịnh Xuân Thanh. (Pool/ Getty Images)
BERLIN - Ṭa án Đức đă bắt đầu phiên ṭa xét xử một công dân Việt Nam bị cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ bắt cóc. Nguyễn Hải Long, 47 tuổi, mang hai quốc tịch Việt Nam và Czech (Tiệp Khắc), bị cáo buộc là đă thuê và lái chiếc xe van được dùng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào cuối tháng 7, 2017 ở một công viên tại Berlin.
Bên ngoài ṭa án, luật sư Stephan Bonell của ông Long nói với các phóng viên rằng thân chủ ông “không biết ǵ hết, ông ấy là con tốt thí” và rằng các nhân viên an ninh cộng sản Việt Nam đă nói với ông rằng họ cần ông thuê xe “để đi du lịch.”
Nguyễn Hải Long ngồi ở phía sau được che mặt trên tấm ảnh. Đứng phía trước ông là luật sư Stephan Bonell tại ṭa Kammergericht Moabit ở thủ đô Berling ngày thứ Ba, 24 tháng 4, 2018. (Pool/ Getty Images)
Trong khi đó, công tố viên cao cấp Lienhardt Weiss cũng nói với các phóng viên bên ngoài pḥng xử án, “Ông Long bị cho là đă tham gia vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng.
“Ông ta bị cáo buộc là đă thuê hai chiếc xe cho điệp vụ này. Một được dùng để theo dơi các nạn nhân, c̣n một là để thực hiện vụ bắt cóc. Sau đó, bị cáo đă lái cả hai chiếc xe về Prague (thủ đô của Cộng Ḥa Czech) nơi ông ta thuê xe.”
Tuy nhiên, cơ quan công tố nói ông Long không trực tiếp cầm lái chiếc xe van trong thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.
Trinh Xuân Thanh đang đi bộ tại công viên Tiergarten ở Berlin cùng một phụ nữ được nêu danh tính là Thi Minh P. D., khoảng 24-26 tuổi, th́ “cả hai bị lôi đi giữa ban ngày, vào trong một chiếc xe van Volkswagen, sau đó bị đưa về Việt Nam trái với nguyện vọng của họ,” theo lời công tố viên Weiss.
Tuần báo Đức Der Spiegel nói người phụ nữ này là người t́nh bí mật của Trịnh Xuân Thanh, người đă bay từ Paris sang để gặp ông ở một khách sạn.
Ông Weiss nói rằng sau đó, ông Thanh bị đưa về Ṭa Đại Sứ CSVN ở Berlin, rồi bị đưa về Việt Nam “bằng cách nào đó không rơ.”
Nguyễn Hải Long, 47 tuổi, là chủ nhân của một tiệm đổi tiền và chuyển tại chợ Sapa, Prague. (Pool/ Getty Images)
Tại thời điểm mà Đức nói là xảy ra vụ bắt cóc, Trịnh Xuân Thanh đă nộp đơn xin tị nạn.
Các điều tra viên nghi ngờ rằng đối tượng bị bắt cóc có thể đă được đưa vào xe dịch vụ cứu thương để đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia, sau đó bay về Hà Nội, nhật báo Đức Tageszeitung tường thuật.
“Dựa trên các thông tin chúng tôi có, th́ chiến dịch này đă được sắp đặt kế hoạch và được thực hiện bởi cơ quan mật vụ Việt Nam, với sự tham gia của các nhân viên Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Berlin,” ông Weiss cho biết thêm.
Trịnh Xuân Thanh thông qua luật sư đại diện tuyên bố ông là nguyên cáo trong vụ án, và tuyên bố này “đă được ṭa án chấp nhận.”
Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đại diện cho thân chủ trước ṭa.
Bà luật sư Petra Schlagenhauf nói với các phóng viên bên ngoài pḥng xử án, “Việt Nam không bao giờ nghĩ rằng vụ bắt cóc này có thể bị phát giác tại đây, và không nghĩ là nó sẽ không tạo ra những sóng gió như thế.”
“Chúng tôi phải đưa ra giả thuyết rằng cơ quan an ninh Việt Nam cảm thấy rất an toàn, đủ để họ thực hiện được một vụ như thế mà không sợ bị ai phát hiện hay quan tâm đến. Đó là một sai lầm to lớn.”
Ông Long từng có thời gian đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức, nhưng đơn xin tị nạn của ông tại Đức bị bác. Sau đó ông tới chợ Sapa ở Prague sinh sống, mở một tiệm đổi tiền và chuyển tiền có tên là Money Gram.
Luật sư bào chữa cho ông Long đă chỉ trích chính phủ Đức về việc không cân nhắc các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói ông Thanh tham nhũng, cũng như yêu cầu của Hà Nội đ̣i Berlin trục xuất ông Thanh.
Ông Lê Trung Khoa, chủ bút tờ Thoibao.de tại Đức, người tham dự phiên ṭa, đă nói chuyện với đài VOA tại Hoa Thịnh Đốn về bản cáo trạng được tŕnh bày trong phiên khai mạc kéo dài gần hai giờ hôm thứ Ba.
Ông Khoa cho biết, “Cáo trạng tổng thể nhưng rất là chi tiết. Họ nói đây là vụ bắt cóc người trên lănh thổ Đức, vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Hiến Pháp Đức. Cáo trạng nói mật vụ Việt Nam, cụ thể là Tổng Cục An Ninh của Việt Nam đă tổ chức bắt cóc công dân trên lănh thổ Đức. Tổng cộng sẽ có 21 phiên xử được lên lịch cho đến này 29/8.”
Theo ông Khoa, bản cáo trạng có nêu chi tiết những nội dung mà theo phía Đức, mô tả ông Long cùng các nhân viên mật vụ khác của Việt Nam, trong đó Trung Tướng Công An Đường Minh Hưng, đă trực tiếp bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
“Ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc đă thuê xe và trợ giúp công việc hậu cần cho mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Họ có đầy đủ bằng chứng hết. Họ chiết xuất rất rơ từ camera của khách sạn và camera ghi trên đường phố. Họ ghi lại toàn bộ cuộc gọi từ ông Nguyễn Hải Long gọi trực tiếp cho ông Đường Minh Hưng, trung tướng công an Việt Nam.”
Bà Petra Isabel Schlagenhauf, Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, xác nhận với VOA rằng viện công tố Đức thông báo là ngoài ông Long, c̣n có các nghi phạm khác tham gia trực tiếp vào vụ bắt cóc, trong số đó có ông Đường Minh Hưng.
Khi Trịnh Xuân Thanh và nhân t́nh bị bắt cóc, Ngoại Trưởng Đức Sigmar Gabriel vào lúc đó đă tố cáo vụ bắt cóc diễn ra như trong phim trinh thám trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Tây Phương và Cộng Sản Liên Sô.
Trong lúc Trịnh Xuân Thanh và nhân t́nh đi dạo ở công viên Tiergarten, một nhóm người có vũ trang đă tấn công bắt giữ hai người và tống lên xe thùng loại nhỏ, đưa đến Ṭa Đại Sứ Việt Nam tại Berlin rồi sau đó bị đưa về Việt Nam.
Bị Cộng Sản Việt Nam truy nă với tội danh biển thủ $145 triệu Mỹ kim, Trịnh Xuân Thanh nguyên là một trong những lănh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đă trốn khỏi Việt Nam mùa hè năm 2016, và đến mùa 2017 th́ vụ bắt cóc xảy ra.
Trong phiên xử tại Berlin, bên công tố khẳng định nhóm bắt cóc đă hành động theo sự chỉ đạo của Cộng Sản Việt Nam. Cho đến nay chỉ có một ḿnh ông Long ra ṭa.
Theo nhật báo Suddeutsche Zeitung, Bộ Tư Pháp Đức c̣n mở điều tra nhắm vào trung tướng công an Đường Minh Hưng v́ dường như ông này đă chỉ thị phối hợp thực hiện vụ bắt cóc, rồi sau đó trốn về nước.
Vẫn theo tờ báo Đức, một nửa nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin đă có dính líu đến vụ bắt cóc. Vợ của tùy viên quân sự Việt Nam trực tiếp đặt vé máy bay cho các nhân viên mật vụ.
Phiên ṭa xử ông Long được dự đoán sẽ kéo dài khoảng một tháng, và nếu bị kết tội th́ ông ta có thể bị 10 năm tù.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đă gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và CSVN. Berlin tố cáo Hà Nội đă có hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Đức. Berlin đă trục xuất hai nhà ngoại giao CSVN, nhiều lần triệu tập đại sứ Việt Nam lên bộ Ngoại Giao để phản đối và chất vấn.
Trong khi đó, chính quyền Hà Nội khẳng định ông Thanh tự nguyện hồi hương. Trong mấy tháng qua Thanh đă bị đưa ra xét xử trong hai vụ án với cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quỹ và bị tư kết án tù chung thân trong hai vụ này.
(AFP, BBC, VOA)