Vietbf.com - Sau khi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang kéo dài nhiều thập kỷ Chiến tranh Lạnh, với các chất phóng xạ trong cuộc đua vũ khí hạt nhân hạ nhiệt, khiến Mỹ phải lúng túng chưa chọn được cách xử lư chất phóng xạ nguy hiểm chết người này.
Trong một nhà máy rộng lớn ở bang Texas, các công nhân đang thực hiện một trong những công việc nguy hiểm nhất ở Mỹ. Họ đang gỡ bỏ phần lơi plutonium của các đầu đạn hạt nhân đă hết hạn.
Dù có quy tŕnh đảm bảo an toàn, chỉ một động tác lỡ tay cũng có thể gây ra thảm họa.
Mỹ chỉ có thể sở hữu không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, theo một hiệp định kiểm soát vũ khí kư với Nga năm 2010. V́ vậy, dù được ít người biết đến, việc tháo bỏ đầu đạn hạt nhân cũ là điều bắt buộc, giúp Mỹ thay thế bằng đầu đạn hạt nhân mới và có tính hủy diệt cao hơn. Đặc biệt là khi Nga cũng đang dốc sức chế tạo vũ khí mới nguy hiểm hơn.
Lượng plutonium mới được lấy ra mỗi ngày trong nhà máy này ở thành phố Amarillo khiến kho chứa ở đây vượt quá giới hạn 20.000 lơi plutonium mà luật cho phép. Đó là một phần trong tổng cộng 54 tấn plutonium “thừa” được tích trữ khắp nước Mỹ, theo Reuters.
Nhiều năm sau khi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang kéo dài nhiều thập kỷ, Mỹ vẫn lúng túng chưa chọn được cách xử lư chất phóng xạ nguy hiểm chết người này.
Công nhân nhà máy ở Amarillo, bang Texas đă tháo bỏ hàng chục ngh́n bom nguyên tử. Ảnh: Getty Images.
Quá tải kho chứa plutonium
Lượng plutonium thừa hiện nay là di sản của Chiến tranh Lạnh. Để răn đe lẫn nhau, Liên Xô và Mỹ thi nhau chế tạo vũ khí hạt nhân. Ở đỉnh điểm, Mỹ có 37.000 đầu đạn, c̣n Liên Xô có 45.000 đầu đạn. Mỗi bên có đủ sức hủy diệt sự sống trên Trái đất cả ngh́n lần.
Nhưng không ai trong các lănh đạo hai bên nghĩ đến việc sẽ phải làm ǵ với số vũ khí này khi mối đe dọa từ đối phương không c̣n nữa.
“Không ai nghĩ Chiến tranh Lạnh sẽ kết thúc”, Daniel Ellsberg, cố vấn chiến lược hạt nhân cho Nhà trắng và Không quân Mỹ đầu những năm 1960, nói với Reuters. Ông nói việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân không hề được nghĩ tới.
Ellsberg được biết đến nhiều nhất v́ công bố Tài liệu mật Lầu Năm Góc về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vào năm 1971 và đă viết một cuốn sách phê b́nh chính sách hạt nhân của thời đó.
Edwin Lyman, nhà vật lư học trong nhóm vận động mang tên Hội Nhà khoa học Quan ngại, cho rằng việc xử lư plutonium thừa đang trở nên cấp bách. Ông nói với Reuters nguy cơ từ vũ khí hủy diệt hàng loạt đang tăng lên, khi chủ nghĩa khủng bố và căng thẳng giữa các nước khiến thế giới trở nên bất ổn.
Tên lửa hạt nhân ở Nga sắp sửa bị phá hủy. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, Washington lại đang gặp khó khăn trong việc t́m chỗ chứa plutonium.
Hiện tại, phần lớn lượng plutonium của Mỹ được bảo quản trong một kho chứa ở South Carolina, tương tự như kho chứa nói trên ở Amarillo, Texas. Nhưng các nhà hoạt động ở South Carolina quả quyết cơ sở này không được thiết kế để chứa plutonium, và có nguy cơ ṛ rỉ hoặc tai nạn, dẫn đến phát tán phóng xạ.
Plutonium dùng trong vũ khí hạt nhân có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ, với chu kỳ bán ră 24.000 năm. Đây là thời gian cần để một lượng plutonium đang tự phân hủy giảm c̣n một nửa. Để bảo đảm an toàn, các nhà khoa học đề xuất chôn chất này xuống ḷng đất ở độ sâu 700 m, v́ các nơi chứa plutonium qua thời gian đều sẽ bị ṛ rỉ.
Tuy nhiên, Washington chưa mua được khu đất để có thể thực hiện việc này. Bộ Năng lượng Mỹ có một cơ sở thử nghiệm dưới ḷng đất ở bang New Mexico, và mới chỉ đang thượng lượng với tiểu bang này để mua thêm mặt bằng. Nhưng dự định này đang bị các nhà hoạt động môi trường phản đối mạnh mẽ.
Nhà máy xử lư plutonium: Chưa đi đến đâu
Ngoài việc t́m chỗ chứa, chính quyền liên bang cũng chưa thống nhất cách xử lư đối với plutonium.
Mỹ và Liên Xô mỗi bên đă cam kết vô hiệu hóa 34 tấn plutonium, để chúng không vào tay kẻ xấu và hay được tái sử dụng trong vũ khí. Tổng số plutonium này có thể chế tạo 17.000 đầu đạn hạt nhân.
Dự định của Mỹ là biến 34 tấn plutonium thành loại nhiên liệu MOX (mixed oxide fuel – tạm dịch: nhiên liệu ôxít hỗn hợp). Nhưng nhà máy để thực hiện điều này, khởi công năm 2007 ở South Carolina và dự kiến hoàn thành năm 2016, trở thành dự án tốn kém nhất trong lịch sử xây dựng của chính phủ Mỹ mà vẫn chưa đi đến đâu.
Nếu được phép tiếp tục, nhà máy này sớm nhất phải đến năm 2048 mới hoàn thành, với chi phí dự đoán hơn 17 tỷ USD, so với dự trù ban đầu là 4.8 tỷ USD. V́ vậy, cả chính quyền Obama và Trump đều muốn từ bỏ kế hoạch này, để theo giải pháp đỡ tốn kém hơn: pha loăng plutonium với các chất trơ rồi đặt trong các thùng.
Giải pháp này vẫn đ̣i hỏi t́m địa điểm để chôn sâu các thùng dưới ḷng đất, v́ thùng sẽ bắt đầu ṛ rỉ sau 50 năm. Tuy vậy, một số nghị sĩ trong Quốc hội đă ngăn cản chính quyền từ bỏ nhà máy này.
Nhà máy xử lư plutonium đang xây dở dang của Mỹ ở bang South Carolina. Ảnh: Reuters.
Reuters cho biết vào thời điểm khởi công, bản thiết kế của nhà máy này chỉ hoàn thành 20-40%. Báo cáo của Hội Nhà khoa học Quan ngại nói pḥng thí nghiệm, hệ thống điện và thông hơi đều đặt sai vị trí hoặc không cần thiết. Các nhà thầu sau đó đă phá phần lớn công tŕnh và làm lại.
“Bộ Năng lượng có những người quản lư kém. Các nhà thầu cứ thế moi tiền của họ”, Frank von Hippel, nhà nghiên cứu chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân ở Đại học Princeton, nói với Reuters. Bản thân Bộ Năng lượng cũng thừa nhận nhà máy này “c̣n xa mới được 50%” và phải “cải thiện cách quản lư các dự án”.
Quốc hội Mỹ đă chỉ trích bộ này v́ đă kư hợp đồng dạng “bổ sung chi phí” (cost-plus) với các nhà thầu, tức bảo đảm sẽ trả toàn bộ chi phí xây dựng cộng thêm tiền lăi bất kể nhà thầu có làm tốt hay không.