Vietbf.com - Có lẽ nhiều người rất phân vân không biết ḿnh đi học thợ cắt tóc nên học bằng nào th́ dễ t́m việc hơn, thu nhập tốt hơn?, bởi nơi này lại có hai loại bằng, như bằng Cosmetology và bằng “barber”, v́ vậy trước khi đi học tóc th́ mọi người hăy thử tham khảo bài viết dưới đây coi có giúp ích được ǵ cho ḿnh không.?
Ông Jimmy Vơ, chủ nhân Trường Pro Barber. (H́nh: Trúc Linh/NV)
“Barber” khác “hair cut” như thế nào?
Trước nhất là thời gian học. Để được đi thi lấy bằng, học viên phải hoàn thành 1,500 giờ học đối với “barber” và 1,600 giờ đối với bằng Cosmetology. Học phí th́ giá khác nhau tùy theo học viên trả tiền mặt hay xin tiền chính phủ. Ngay cả trả tiền mặt th́ trả một lần giá cũng khác với trả góp.
Theo ông Jimmy Vơ, Giám đốc Trường Pro Barber ở thành phố Westminster, học phí cho cắt tóc nam là $3,750 nếu trả một lần và $5,250 nếu trả góp. Mức học phí này rẻ hơn nhiều so với các trường của Mỹ, hơn $10,000 một khóa học tóc “barber”.
C̣n học phí của Cosmetology cao hơn học phí cắt tóc nam một chút, nhưng học viên ngoài học cắt tóc nam, nữ, c̣n được học luôn cả nail và facial, dễ t́m việc hơn và có lợi hơn, bởi một lúc nào đó nếu không muốn đi làm tóc, cũng có thể đi làm nail hoặc facial.
V́ tính “kinh tế”, nhiều người thích học Cosmetology hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn học “barber” v́ học nhẹ nhàng hơn, dễ kiếm tiền hơn. Thợ tóc có bằng Cosmetology dĩ nhiên được mở tiệm cắt tóc nam, nhưng trên bảng hiệu chỉ được ghi “hair cut” chứ không được ghi “barber” và không được dùng dao cạo.
Tại trường Pro Barber, trường dạy chuyên về tóc “barber” duy nhất của người Việt ở Orange County, phóng viên báo Người Việt nhận thấy đa số học viên là nam giới, có cả người Mỹ, người Hispanic đang theo học. Pro Barber c̣n có một chi nhánh nữa ở thành phố Torrance.
Cũng là cắt tóc nhưng tại sao nhiều người thích vào “barber” chứ không phải là “hair cut”? V́ đơn giản ở “barber” khách hàng toàn là… đàn ông. Ông Dũng Hoàng ở thành phố Garden Grove nói: “Tôi cũng có vài lần cắt tóc ở ‘hair cut’ nhưng thường lần nào cũng chờ đợi lâu và nói thật là, tôi không thoải mái khi ngồi cắt tóc mà xung quanh có nhiều phụ nữ.”
“Vậy ông có thoải mái không nếu thợ cắt tóc cho ông ở tiệm ‘barber’ cũng là phụ nữ?”, phóng viên hỏi. “Tôi thấy đa số mấy tiệm ‘barber’ là đàn ông cắt không hà cô ơi, hiếm thấy phụ nữ lắm. Cô thử đi một ṿng mấy tiệm ‘barber’ ở Bolsa này xem, toàn đàn ông cắt không hà”, ông Dũng cười, cho biết.
Ông Đặng Hoàng Quân cho biết anh sống thoải mái với nghề tóc “barber”. (H́nh: Trúc Linh/NV)
C̣n ông Hùng Nguyễn ở thành phố Fountain Valley cho rằng, ông đă từng thử cắt tóc ở vài tiệm “hair cut”, salon tóc khác nhau và thử ở cả ở những tiệm “barber” của Mỹ, nhưng cuối cùng ông chỉ hài ḷng duy nhất ở một barber trên đường McFadden. Theo ông, cắt tóc “barber” tưởng dễ mà không dễ, tóc người Việt cũng khác tóc người Mỹ nên người chưa có hoặc ít kinh nghiệm, không cắt đẹp được. Ông nói tóc của ông khá nhiều và cứng, nên nếu người cắt ít kinh nghiệm, sau khi cắt, tóc của ông nhiều chỗ sẽ bị chĩa lên, nh́n rất kỳ.
Học barber có dễ t́m việc không?
Ông Jimmy Vơ nói: “Nói một cách thành thật, cắt tóc nam là nhẹ nhàng nhất và dễ kiếm tiền nhất trong nghề tóc. Tùy theo khu vực mà giá cắt tóc khác nhau. Như khu vực xung quanh đây, giá cắt tóc nam trung b́nh là $16 – $18, cộng với tiền tip, một người thợ kiếm giỏi nghề, kiếm được trên $200 một ngày. Học viên ở đây, chưa đi thi đă có chủ tiệm đến ‘chấm’ trước nên không bao giờ lo thất nghiệp.”
Cũng như đi làm nail, thợ tóc khi đi làm cũng phải tự trang bị cho ḿnh bộ đồ nghề. Giá tiền nhiều hay ít là tùy theo mua đồ đắt tiền hay rẻ tiền, có thể từ khoảng $200 -$300, mà cũng có thể nhiều hơn đến cả ngàn đô la.
Anh Đặng Hoàng Quân, một thợ tóc “barber” có hơn 4 năm kinh nghiệm, ở thành phố Westminster, cho biết rất dễ t́m việc làm khi có bằng “barber”. Anh nói: “Thợ mới ra trường thường kiếm được khoảng hơn $100 một ngày, nhưng sau vài tháng đến một năm, giỏi nghề hơn và có khách quen nhiều hơn, người thợ có thể kiếm được gấp đôi.” Anh Quân không cho biết thu nhập hiện tại của anh bao nhiêu nhưng anh khẳng định ḿnh sống thoải mái với thu nhập hiện tại.
Có lẽ chính v́ nghề cắt tóc nam dễ kiếm tiền nên cũng có người đang làm công việc khác chuyển qua đi học tóc “barber”. Như anh Brian Lee, chủ nhân tiệm tóc “i Barber” ở thành phố Tustin, trước đây đă bỏ việc chia bài ở casino để đi học tóc “barber”. Học xong, đi làm công khoảng một năm để lấy kinh nghiệm, sau đó anh mở tiệm làm chủ được gần 5 năm nay.
Chi phí mở một tiệm “barber” có nhiều tiền không? “Khó có con số cụ thể bởi tùy theo ḿnh đầu tư như thế nào, tiệm nhỏ hay lớn, sang trọng hay b́nh dân. Với khoảng $20,000 cũng có thể mở tiệm nhưng cũng có thể đầu tư đến hơn gần cả $100,000 cho một tiệm ‘barber’. Nhưng cái khó nhất không phải tiền đầu tư mà t́m kiếm khách hàng, cách quản lư và cách làm business”, anh Brain Lee cho biết.
Bên trong tiệm “i Barber” của anh Brian Lee. (H́nh do anh Brian Lee cung cấp)
C̣n chị Hằng Nguyễn trước đây là nhân viên siêu thị, cũng nghỉ việc đi học tóc “barber”. Hiện tại chị đang làm việc tại Supercuts ở thành phố Hungtinton Beach và chị rất hài ḷng với công việc của ḿnh.
Chị cho biết: “Em mới đi làm được khoảng 8 tháng thôi, v́ em chưa giỏi nghề nên người ta bao lương hơn $100 chút xíu. Nhưng ở đây tiền tip khá lắm. Đi làm ăn chia th́ có ngày tiền nhiều tiền ít, nhưng bao lương cũng có cái khỏe là ḿnh không lo những ngày ế khách. Em mà biết thoải mái thế này, em đi học barber từ lúc mới ở Việt Nam sang hồi 6 năm trước rồi!”
Tuy nhiên, theo chị Julie Trịnh, chủ nhân Julie’s Barber trên đường McFadden, th́ học tóc barber không hẳn là dễ t́m việc làm, không hẳn đó là công việc nhẹ nhàng và thu nhập tốt.
Chị Julie Trịnh nói: “Tôi có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tóc, đồng ư so với tóc nữ, tóc nam có có phần dễ cắt hơn nhưng cũng dễ hư hơn. Tóc nữ dài, cắt bằng kéo cho nên lỡ có hư một chút, cũng có thể sửa được nhưng tóc nam cắt bằng tông đơ, đẩy một cái là đi luôn, không sửa được.”
Chị Julie cũng nói tóc người Việt Nam và người Mỹ, người Hispanic khác nhau, nên những thợ tóc từng đi làm cho các tiệm Mỹ, rất khó qua làm cho các tiệm barber Việt Nam v́ tóc người Mỹ mềm, cắt như thế nào tóc cũng nằm ép vào đầu, c̣n tóc cứng như người Việt th́ nếu không biết cắt, tóc bị đứng lên, chĩa ra.
“Nhưng nghề nào cũng vậy, ‘trăm hay không bằng tay quen’. Nếu xác định theo nghề tóc, người thợ mới ra trường cần phải thật kiên nhẫn. Ban đầu bao giờ cũng khó khăn, nhưng sau vài tháng đến một năm, mọi chuyện sẽ tốt thôi”, chị Julie Trịnh khuyên. (Trúc Linh)