Ngoại giao thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu mang lại kết quả. Vai tṛ mới của Mỹ trên trường quốc tế đă bắt đầu. Chính tờ báo La Stampa có bài b́nh luận cho rằng phong cách lănh đạo “mang tính đổi chác” của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng bắt đầu mang lại kết quả như mong muốn.
Ngoại giao thương mại của Tổng thống Donald Trump bắt đầu mang lại kết quả? Ảnh: TTXVN
Đối với Michael Wolff, tác giả của cuốn sách "Trút lửa và cơn thịnh nộ", tính "giao dịch, đổi chác" có nghĩa là "sẵn sàng hành động để nhận lại được một cái ǵ đó thật nhanh chóng". Quyền lực tổng thống đă trở thành một công cụ cho các "giao dịch" gay cấn, liên tục với bất kỳ chủ thể nào và luôn v́ lợi ích của nước Mỹ.
Hoạt động ngoại giao đă trở thành công cụ cho chương tŕnh nghị sự "Nước Mỹ trước tiên", như được thể hiện qua các hành động của Washington đối với Trung Quốc, cụ thể là việc áp khoản thuế 60 tỷ USD đối với khoảng 1.000 loại sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ các công ty trong nước trước mối đe doạ cạnh tranh từ Bắc Kinh.
Đối với cử tri thuộc các bang ở miền Trung Tây và dăy Appalachia của Mỹ, mà sự ủng hộ của họ đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc đem lại chiến thắng cho ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, Tổng thống Mỹ đang giữ lời hứa "trấn áp" các sản phẩm "sản xuất tại Trung Quốc" và kiềm chế t́nh trạng mất việc làm trong tầng lớp trung lưu vốn bị tác động bởi sự bất b́nh đẳng kinh tế.
Tổng thống Trump có lư do để tăng cường cuộc chiến với Bắc Kinh trước thềm bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, giữa lúc ông đang t́m cách củng cố “phong trào” của ḿnh và ngăn chặn khả năng đánh mất thế đa số tại Quốc hội về tay đảng Dân chủ.
Nhưng hiện c̣n có nhiều lư do hơn thế. Việc áp đặt các mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc xảy ra đồng thời với việc nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định chấp nhận một cuộc gặp với ông Trump và đ́nh chỉ các vụ thử hạt nhân đă củng cố niềm tin của Nhà Trắng khi cho rằng chỉ bằng cách gây sức ép công khai, mạnh mẽ đối với Bắc Kinh, Washington mới có thể buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đạt được những nhượng bộ thực sự từ phía B́nh Nhưỡng.
Đây là những "giao dịch" trong cách tiếp cận của ông Donald Trump đối với các mối quan hệ quốc tế, và chúng hầu như không liên quan ǵ đến nghệ thuật ngoại giao truyền thống.
Những biểu hiện công khai của hoạt động ngoại giao "mang tính giao dịch, đổi chác" - gần như đều được công bố trên truyền h́nh - đă giúp nhân lên những tác động chính trị của các nhượng bộ đạt được. Nó thuộc về những ǵ mà ông Trump gọi là "nghệ thuật đàm phán".
Điều này cũng giải thích cách tiếp cận với các đồng minh châu Âu - bắt đầu từ Đức - về vấn đề thuế quan. Những đồng minh này có cơ hội để tránh bị áp đặt thuế, nhưng đă phải chi nhiều hơn cho ngân sách quốc pḥng với tư cách là thành viên của NATO, vốn trong hơn nửa thế kỷ đă quá phụ thuộc vào những người đóng thuế Mỹ.
Cách tiếp cận "mang tính giao dịch, đổi chác" này cũng giải thích cho việc cải tổ trong chính quyền của Tổng thống Trump, thay ông Rex Tillerson bằng ông Mike Pompeo tại Bộ Ngoại giao và thay ông HR McMaster bằng ông John Bolton giữ chức cố vấn an ninh quốc gia. Động thái cải tổ này có liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, một thỏa thuận mà ông Trump không những muốn thay đổi mà c̣n muốn chấm dứt.
Thông điệp rơ ràng nói trên nhằm vào ba chủ thể. Đối với Tehran, ông Trump muốn Thủ lĩnh Hồi giáo Iran hiểu rằng thời đại nhượng bộ của Barack Obama chắc chắn đă kết thúc. Đối với Brussels là nhằm thúc đẩy các đồng minh châu Âu thông qua một cách tiếp cận khác về vấn đề Iran. Đối với Saudi Arabia và Israel là nhằm trấn an các đồng minh Trung Đông về sự sẵn ḷng của Washington trong việc bảo vệ họ trước mối đe dọa chiến lược đang gia tăng từ phía Iran.
Điều khiến cho nhiều động thái của Washington được kết hợp cùng nhau là việc ông Trump sẵn sàng can dự vào một cuộc chiến công khai và rơ ràng với các đối thủ của Mỹ. Đó là với Trung Quốc trong vấn đề tự do thương mại, với Triều Tiên và Iran về vấn đề an ninh, nhằm đạt được những nhượng bộ rơ ràng từ phía đối thủ để chứng tỏ với cử tri Mỹ, những người đă từng bỏ phiếu cho ông ta.
Việc Tổng thống Trump sẽ sử dụng cách tiếp cận này đối với Nga - một đối thủ hung hăng mà ông ta đă t́m cách duy tŕ đối thoại - như thế nào vẫn c̣n phải chờ xem. Nhưng xét những thành quả nghèo nàn đạt được từ vấn đề Syria cho đến vấn đề không gian mạng, ông Trump giờ đây đang xem xét lại chiến lược của ḿnh cùng với Pompeo, Bolton và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley.