VBF-Câu chuyện về hai mẹ con thuyền nhân gốc Việt sẽ làm nhiều người hiểu hơn. Nhất là đang trong lúc có những thuyền nhân cũng muốn sang Mỹ, nhưng nay đă không c̣n được đón chào như người Việt năm xưa. Nhiều thuyền nhân may mắn đă thoát chết nhờ sự xuất hiện của tàu Mỹ.
Chiếc thuyền mà gia đ́nh Lauren Vương từng vượt biển và được cứu. (CBS News)
Trong mấy tháng qua, các cơ sở truyền thông Hoa Kỳ đă nêu ra nhiều trường hợp di dân thành công nhằm cho thấy lư tưởng của nước Mỹ là “Dựng cầu chứ không xây tường ngăn chặn di dân,” khác với chính sách chống di dân mà một số người trong chính quyền đang theo đuổi. Một trong các trường hợp được nhắc tới là nữ luật sư Lauren Vương làm việc tại tiểu bang Florida. Gia đ́nh cô được báo chí nêu ra từ mùa thu năm ngoái, và mới đây, trong tháng Ba này, đài CBS lại t́m đến Laura Vương để một lần nữa khẳng định sự đóng góp của di dân cho xă hội Hoa Kỳ, và sự biết ơn của họ đối với đất nước rộng lượng này. Dưới đây là bài phóng sự của CBS.
Cô Lauren Vương và mẹ là bà Mai Trần trong cuộc phỏng của CBS News.
Sau khi Sài G̣n bị cộng sản chiếm vào năm 1975, hơn một triệu người tuyệt vọng phải chạy thoát khỏi Việt Nam. Nhiều người tị nạn vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ sau này được gọi là các thuyền nhân.
Cô Lauren Vương, một di dân gốc Việt Nam, là một trong những người đó. Hiện nay là một luật sư thành công, cô tạo được nhiều thành tựu trong bốn chục năm qua. Nhưng măi cho đến thời gian gần đây, cô vẫn chưa đạt một mục tiêu: t́m cho ra và cảm ơn những người đă cứu cô trên biển.
Lauren Vương nói với đài CBS News, “Tại mỗi thời điểm lớn trong đời tôi, việc tốt nghiệp, học trường luật, tuyên thệ, có con, gặp cha mẹ tôi. Trong đầu tôi luôn nghĩ, Tôi phải t́m cho ra những người này. Tôi phải t́m cho được những người này. Thỉnh thoảng tôi hỏi mẹ, Mẹ có bao giờ nghĩ về họ không? Và mẹ tôi nói, Mỗi lần mẹ được ăn ngon th́ mẹ lại nghĩ tới họ.”
Bà Mai Trần, mẹ của Lauren Vương, nói rằng ư nghĩ đầu tiên của bà khi đến Mỹ là “Làm sao tôi có thể t́m thấy những người đă cứu chúng tôi?”
Lauren không bao giờ bỏ cuộc trước ước mơ của mẹ. Cha mẹ cô – có ruộng đất và thuộc giới thượng lưu ở miền Nam - bị bách hại khi quân cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam. Dưới chế độ cai trị tàn ác thiếu lương tâm của người cộng sản, cha của Lauren bị đưa vào một trại tù cải tạo của Việt Cộng. Bà Mai tin chắc chồng bà sẽ chết ở trong tù cải tạo.
Lauren Vương gặp lại hai ân nhân Ken Nelson và Dan Hansen. (CBS News)
V́ vậy họ đă đi đến một quyết định liều lĩnh, là cả gia đ́nh bà phải thoát khỏi chế độ này. Cùng với hàng chục gia đ́nh khác, họ chen chúc trong một chiếc tàu đánh cá nhỏ và ra khơi. Lúc đó Lauren chỉ mới bảy tuổi.
Cô nói, “Tôi nhớ bị ói mửa, nôn nhiều đến nỗi tôi không nghĩ không c̣n ǵ nữa để ói ra, và không chỗ nào để đi vệ sinh. Nếu phải đi, th́ cứ đi đại thôi. Tôi sống trong tất cả cảnh khốn khó đó.”
Họ lênh đênh trên biển trong 10 ngày. Mặc dù mới 7 tuổi, cô cũng biết rằng họ sẽ chết, nếu tiếp tục trôi trên đại dương mà không gặp một ai đến cứu.
Cô nói, “Tôi không biết rằng một đứa trẻ 7 tuổi thực sự biết cái chết là ǵ. Nhưng tôi không thấy làm sao chúng tôi tiếp tục như thế, cảm nhận những điều chúng tôi đang cảm nhận và cứ tiếp tục mà không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra.”
Bằng cách nào đó họ đă chịu đựng được. Khoảng 120 chiếc tàu đă chạy trong cùng vùng biển, nhưng không tàu nào chạy chậm lại để cứu nhóm thuyền nhân. Đến ngày 29 tháng Sáu, 1980, họ sửng sốt khi thấy một chiếc tàu dừng lại và tới gần họ. Đó là một tàu bồn chở khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, tên là The Virgo.
Ông Ken Nelson và ông Dan Hansen là hai người đầu tiên mà Lauren nhớ cô có nh́n thấy.
Về t́nh trạng quá tệ trên chiếc thuyền đánh cá mong manh, ông Hansen kể với đài CBS, “Tôi tin rằng tôi đă bỏ đôi giày sang một bên, khi chúng tôi trở lại trên boong chính, v́ những điều kiện trên thuyền đánh cá đó quá tệ.”
C̣n ông Nelson th́ nói, “Chúng tôi không thể nào để cho những người ấy ra đi trên chiếc thuyền đó. Điều đó hầu chắc chắn sẽ buộc tội họ phải chết.”
Cô Lauren nhớ lại, “Hai ông ấy lên tàu. Sau đó, điều kế tiếp mà tôi biết, mẹ tôi cười và khóc cùng một lúc. Rồi mẹ bảo tôi, Chúng ta sắp sống, chúng ta sắp được sống.”
Việc giải cứu không những có nghĩa là được sống sót, mà c̣n đưa gia đ́nh Lairen Vương lên trên con đường đầy hứa hẹn ở Mỹ.
Cách đây hai mươi bảy năm, cô bắt đầu cuộc hành tŕnh đi t́m hai ông này. Cô nghiên cứu sổ sách hàng hải, lục lọi Internet, dẫn đến những cuộc tṛ chuyện với các viên chức, những tấm ảnh, và cuối cùng là một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau tính trong ṿng 37 năm.
Cô nói, “Ông Dan đứng trên chiếc tàu lớn, ông Ken đứng trên thuyền của chúng tôi, và họ phải nhấc mỗi đứa trẻ, canh chừng lúc sóng dâng để tránh bị rớt xuống biểu, rồi trao đứa trẻ lên tàu. Và v́ vậy tôi nói với họ rằng tôi được các ông cho một cuộc sống mới ngày hôm đó. Giống như một em bé được sanh lại."
Lauren Vương chia sẻ ngày đặc biệt này với cha mẹ, anh chị em, chồng và các con.
Cô nói, “Tôi sẽ không bao giờ quên ḿnh là người Việt Nam, v́ đó là nguồn gốc của tôi, tôi cũng là một người Mỹ, v́ đây là đất nước tôi, và khi tôi thấy dấu gạch nối đó, người Mỹ-gốc- Việt, tôi không thấy đó là một yếu tố phân chia, tôi thấy đó như một cây cầu. Dấu gạch nối đó là cây cầu của chuyện tôi đă là ai, hiện giờ tôi là ai, và hôm nay tôi đang ở đâu.”
Đó là một cây cầu có được là nhờ một chiếc tàu và thủy thủ đoàn. Họ làm điều có tính cách Mỹ nhiều nhất: đón nhận đám người co ro chen chúc, khao khát được tự do.