Vietbf.com - Sự bất đồng về việc dời đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem hay hội đàm với Triều Tiên và nhiều chính sách đối ngoại khác được cho là lư do khiến Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phải mất chức, nhưng cách thức tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải ngoại trưởng Rex Tillerson chẳng khác ǵ làm xấu mặt cộng sự này.
(Ảnh minh họa: NBC News)
Ba giờ sau khi loan báo với thiên hạ và cho giới truyền thông biết qua mạng Twitter, ông Trump mới điện thoại cho đương sự - tức ông Tillerson - để thông báo chính thức rằng ngoại trưởng đă bị sa thải. Việc này thật ra không bất ngờ bởi đă được dự đoán trước từ lâu, dù vậy vẫn gây chấn động, không phải bởi ông Tillerson phải khăn gói ra đi mà do cách thức ông bị đuổi việc.
Chậm nhất vào mùa thu năm ngoái, sau khi báo giới Mỹ lan truyền thông tin ông Rex Tillerson nhận xét coi tổng thống Donald Trump là "kẻ ngốc", th́ việc thầy tṛ này tan đàn xẻ nghé chỉ c̣n là chuyện thời gian. Tổng thống không sa thải ngay ngoại trưởng chẳng qua chỉ v́ muốn người này tự nguyện từ chức.
Ngay cả đến trước khi quyết định thay thế ông Tillerson, phía ông Trump vẫn c̣n dồn ép ông Tillerson từ chức. Nhưng v́ ông Tillerson không có ư định tự nguyện từ chức nên sự việc mới dẫn đến kết cục bẽ bàng như thế.
Trong 14 tháng cầm quyền đến nay của ông Trump, ở Mỹ đă có rất nhiều cộng sự thân cận của tổng thống và thành viên cao cấp trong bộ máy chính quyền bị sa thải hoặc từ chức, nhưng sự ra đi của ngoại trưởng Tillerson được chú ư đến nhiều hơn cả, v́ vụ việc không chỉ liên quan đến phong cách và phương thức cầm quyền của ông Trump mà c̣n đến cả đường lối chính sách đối ngoại và nội bộ chính quyền.
Thông báo thay thế ngoại trưởng Mỹ và giám đốc CIA được tổng thống Trump đăng trên Twitter vào sáng ngày 13/3 (giờ địa phương)
Chuyện không thể tránh khỏi
Vụ sa thải ngoại trưởng Tillerson không thể tránh khỏi, bởi những nguyên nhân chính sau.
Thứ nhất, sự bất đồng quan điểm giữa ông Trump và ông Tillerson đă trở nên quá sâu sắc và công khai về cả chính sách đối ngoại và an ninh. Ông Tillerson có phần ôn hoà trong khi ông Trump rất cực đoan. Ông Tillerson suy tính kỹ càng trước mọi quyết định quan trọng trong khi ông Trump thiên về ngẫu hứng và bột phát.
Trong chuyện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran, quan hệ với các nước thành viên NATO, với Triều Tiên và trong cả vấn đề Syria, trong quan hệ Mỹ-Nga và bảo hộ mậu dịch, giữa hai người này luôn có t́nh trạng "ông chẳng bà chuộc", "trống đánh xuôi kèn thổi ngược".
Chỉ cần nh́n vào tính cách cá nhân ông Trump và sở thích thể hiện uy quyền của ông th́ đă có thể thấy ngay là trong chuyện này ông Tillerson chỉ có thể thua chứ không thể thắng.
Thứ hai, ông Tillerson đă "hết giá trị sử dụng" đối với ông Trump. Lúc đầu, tổng thống cần thu nạp cựu CEO của Exxon Mobil để tận lợi cái danh của ông Tillerson trong thế giới kinh doanh, cũng như cần một gương mặt dân sự đặc trưng trong đội ngũ cộng sự phần lớn đều là tướng tá quân sự.
Cái thời ban đầu ấy giờ đă qua đối với ông Trump nên những cộng sự như ông Tillerson không những không c̣n thích hợp nữa, thậm chí c̣n cản trở chuyện cầm quyền của ông Trump. Bây giờ, tổng thống cần những cộng sự không chỉ trung thành tuyệt đối mà c̣n chỉ biết nghe lời, không cần có ư tưởng riêng mới mẻ và sáng tạo mà phải biết tung hứng ư của ông Trump, như tân bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo.
Thứ ba, ông Tillerson đă trở thành rủi ro đối với uy quyền của ông Trump khi liên tục không giấu giếm sự bất đồng quan điểm với ông Trump, khi càng ngày càng được bên ngoài đề cao và tin tưởng trong khi danh tiếng cá nhân của ông Trump sa sút. Không chỉ có ông Tillerson mà tất cả những cộng sự của ông Trump nổi bật hơn tổng thống trong dư luận đều chịu chung số phận này.
Thứ tư, ông Trump tiến hành cuộc thanh lọc trong nội bộ để dẹp bỏ hoàn toàn mọi sự cản phá đối với việc thực hiện những quyết sách quyết liệt mới, như thay đổi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran, các biện pháp bảo hộ mậu dịch và đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.
Thứ năm, ông Trump vốn không coi trọng ǵ bộ ngoại giao Mỹ nên không những không lưu tâm đến quan điểm của ông Tillerson, cũng như tác động không b́nh thường của cách thức sa thải ông Tillerson đến uy tín và thể diện của nền ngoại giao Mỹ và bộ ngoại giao Mỹ.
Việc đề cử giám đốc CIA Pompeo thay thế ông Tillerson cho thấy ông Trump đang loại bỏ những thành phần ôn hoà và trung dung trong đội ngũ cộng sự, và chỉ dùng những người có quan điểm cứng rắn như ḿnh và theo định hướng của ḿnh. Điều này báo hiệu sẽ có những biến động mới trong quan hệ của Mỹ với các đối tác và cho thấy ông Tillerson sẽ không phải là người cuối cùng bị sa thải theo cách ấy.