Một số loại hoa quả của Việt Nam được Mỹ đồng ư nhập khẩu. Thị trường Mỹ khó tính, những loại hàng nhập khẩu sang Mỹ phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Nay Sở NN&PTNT Tiền Giang thông tin, dù chỉ mới được cấp phép xuất khẩu vú sữa sang Mỹ nhưng hiện đă xuất hiện t́nh trạng một số doanh nghiệp làm ăn gian dối, nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường chung.
Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tại ĐBSCL có 3 tỉnh trồng vú sữa gồm Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ, với khoảng 10 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trái vú sữa sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 3 doanh nghiệp được cơ quan chức năng Mỹ cấp mă code.
Từ đó, đă xảy ra hiện tượng mua, bán mă code với nhau giữa các doanh nghiệp.
Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ NN&PTNT chủ tŕ, điều phối hoạt động sản xuất, xuất khẩu trái vú sữa của 3 tỉnh có trồng loại trái cây này ở ĐBSCL.
Chưa hết, do thiếu nguồn nguyên liệu, một số doanh nghiệp đă pha trộn sản phẩm ngoài trồng được cấp mă Code vào các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ, thị trường mua bán cũng xảy ra t́nh trạng tranh mua trái vú sữa tại các vùng nguyên liệu.
Điều này sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là trái vú sữa không đạt tiêu chuẩn của thị trường Mỹ, xảy ra t́nh trạng bán phá giá trên thị trường này giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau.
Do vậy, Sở NNPTNT Tiền Giang kiến nghị Bộ NNPTNT chủ tŕ, điều phối hoạt động sản xuất, xuất khẩu trái vú sữa của 3 tỉnh có trồng vú sữa ở ĐBSCL. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải gắn với vùng nguyên liệu để kiểm soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn do nhà nhập khẩu đưa ra, nhất là vấn đề ruồi đục quả.
Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu trái vú sữa sang thị trường Mỹ đạt khoảng 53 tấn, trong đó Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường xuất được 47 tấn và Công ty TNHH Đại Lâm Mộc xuất khoảng 6 tấn.
Trước đó, hồi cuối tháng 12.2017 với sự chủ tŕ của Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Tiền Giang, tỉnh này đă long trọng tổ chức Lễ công bố “Xuất khẩu lô vú sữa Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ” sau gần 10 năm đàm phán.
Đến cuối tháng 1.2018, UBND Tiền Giang đă có văn bản gửi Bộ NNPTNT cùng một số cơ quan chức năng đề nghị cùng kiểm tra, giám sát chặt chẽ về xuất xứ, mẫu mă, chất lượng các lô hàng vú sữa xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên thời gian qua, việc sản xuất cũng như quản lư vùng trồng, chất lượng c̣n nhiều hạn chế, chưa được kiểm soát chặt, dễ gây ảnh hưởng đến thương hiệu vú sữa của Việt Nam với người tiêu dùng tại Mỹ.
Do đó, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương… phối hợp với các đơn vị chức năng thường trú tại Mỹ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt t́nh h́nh thị trường nhập khẩu… để có những thông tin chính xác định hướng cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát này đồng thời c̣n nhằm bảo vệ uy tín, thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam nói chung.
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện nay cả nước có khoảng 5.000ha trồng cây vú sữa, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều nhất là Tiền Giang với khoảng 3.100ha và Cần Thơ có 1.200ha. Năng suất trái đạt khoảng 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng hàng năm khoảng trên 60.000 tấn.
Trái vú sữa Việt Nam lâu nay chỉ dùng tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước lân cận. Sau gần 10 năm đàm phán, Mỹ đă đồng ư cho phép Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa vào thị trường này. Đây cũng là thị trường khó tính đầu tiên chấp nhận trái vú sữa Việt Nam.