Eximbank lại gây mất uy tín một lần nữa. Vụ Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank tại Thành phố Hồ Chí Minh cuỗm mất 245 tỷ đồng của bà Chu Thị B́nh chưa kịp lắng xuống. Giờ đây bà Bùi Tố Loan lại tố nhân viên Eximbank lừa bà kư khống để lấy tiền.
Phía Eximbank thừa nhận là nhân viên đă không thực hiện đúng quy tŕnh giao dịch do khách hàng là người quen thân nên cho... nợ sổ. C̣n lại khách hàng rút hết 13 lượng vàng là có thật, có đủ chứng từ chứng minh.
Khách hàng tố chưa nhận 3 lượng vàng nhưng Eximbank khẳng định đă tất toán từ năm 2013 (Ảnh: IT)
Trong khi sự việc bà Chu Thị B́nh bị mất 245 tỷ đồng do phó giám đốc chi nhánh ôm tiền mất tích chưa t́m được hướng giải quyết th́ lại đến việc “lùm xùm” khách hàng mất 3 lượng vàng khi gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mă chứng khoán EIB), chi nhánh Hà Nội. Về việc này, đại diện Pḥng Truyền thông và Marketing Eximbank khẳng định, khách hàng Bùi Tố Loan đă rút rồi, chứng từ cũng đă có đầy đủ rồi.
Eximbank nói đă tất toán
“V́ lần đó, khách hàng rút xong nhưng do khách rút 2 sổ, khách in ra một sổ và khách là người quen thân với pḥng giao dịch nên lúc đó mới cho khách nợ lại một sổ. Eximbank cũng sơ sót là không thu lại sổ, sau đó khách hàng đi nước ngoài và Eximbank đă liên hệ với người này để lấy lại sổ nhưng khách hàng nói quên v́ đă 7,8 năm rồi. Sau đó khách hàng mới nói kiểm tra lại và người nhà ở Việt Nam mới lấy sổ đó ra và đến đ̣i rút tiền”, đại diện Eximbank thông tin.
Cũng theo đại diện này, Eximbank đă t́m ra chữ kư và xác nhận đă rút tiền rồi. Việc này không hề rắc rối như vụ chị Chu Thị B́nh v́ không có ủy quyền ǵ cả.
Liên quan đến người đang kiện Eximbank làm mất 3 lượng vàng, đại diện này cũng cho biết: "Ngân hàng làm không đúng thủ tục th́ bị nói không tuân thủ quy tŕnh thủ tục, c̣n làm đúng quy tŕnh thủ tục th́ lại bị nói làm khó dễ khách hàng. Thực tế, bà Bùi Tố Loan cũng không rơ v́ đă lâu năm rồi. Chị này làm giấy ủy quyền cho em gái ḿnh, nhưng giấy ủy quyền này chỉ là một cái email ủy quyền để gửi cho Eximbank nên cũng không chính xác quy tŕnh thủ tục (không có công chứng). Thậm chí người em gái của bà Loan cũng không có đủ giấy tờ thủ tục để làm việc với Eximbank nhưng phía ngân hàng vẫn tiếp tục hợp tác với chị này để làm đúng giấy tờ thủ tục ủy quyền".
Riêng vấn đề trên toàn bộ các phiếu chi và thu đều do kế toán và thủ quỹ ghi các nội dung, chỉ có chữ kư là của bà Bùi Tố Loan, đại diện Eximbank chỉ nói ngắn gọn, tất cả chứng từ đều được Eximbank đưa đi giám định tại Viện Khoa học h́nh sự (Tổng cục Cảnh sát). Kết quả cho thấy chữ kư trong chứng từ trùng khớp với chữ kư của khách hàng, trong đó có chữ kư trên bảng kê đă nhận hơn 13 lượng vàng từ năm 2013 rồi.
Đại diện Eximbank Chi nhánh Hà Nội cho biết, khi khách hàng đến tất toán sổ 3 lượng vàng vào năm 2017, nhân viên ngân hàng kiểm tra chứng từ cho thấy khách hàng đă nhận lại toàn bộ hơn 13 lượng (cả lăi) vào năm 2013. Đồng thời, đại diện này cũng khẳng định, cho dù bảng kê do nhân viên ngân hàng làm hộ cho khách nhưng khi bà Loan đă kư tức là bà đă đọc và xác nhận đúng nội dung trên bảng kê. Việc này đủ cơ sở kết luận bà Loan đă nhận đủ tiền, vàng.
“Lỗi của phía Eximbank là nhân viên đă không thực hiện đúng quy tŕnh giao dịch, cho khách hàng nợ sổ (tài khoản 3 lượng) mà không có chữ kư xác nhận, dẫn đến những rắc rối về sau này”, đại diện Eximbank Chi nhánh Hà Nội cho biết.
Khách hàng tố bị lừa
Trước đó, khách hàng Bùi Tố Loan đă có thông tin đến báo chí về việc bị “bốc hơi” 3 lượng vàng gửi tại Eximbank. Theo bà Loan, tháng 4.2010, bà gửi 2 sổ tiết kiệm vàng tại Eximbank chi nhánh Hà Nội tổng cộng 13 lượng. Cuối năm 2013, bà làm thủ tục tất toán sổ 10 lượng, c̣n sổ 3 lượng được chuyển sang dịch vụ giữ hộ.
Tháng 8.2017, bà Loan đem giấy chứng nhận gửi vàng đến Eximbank Chi nhánh Hà Nội làm thủ tục nhận 3 lượng vàng, nhưng nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản này đă được tất toán cùng lúc với sổ 10 lượng và có nợ sổ, báo mất số. Nhân viên Eximbank đưa ra các chứng từ thể hiện giao dịch, trong đó có bảng kê ghi rơ khách rút (gồm cả lăi), có chữ kư của khách hàng.
“Nhưng sổ ở trong tay, tôi không hề báo mất sổ, tôi cũng không báo nợ sổ và ngân hàng cũng không t́m thấy giấy tờ ǵ về việc báo mất số, nợ sổ. Số gốc tôi vẫn cầm trong tay. Từ ngày phát hiện mất đến nay đă 7 tháng, tôi nhiều lần liên hệ với ngân hàng vẫn không nhận được câu trả lời thuyết phục", bà Loan bức xúc.
Khi tôi khiếu nại cho rằng ḿnh chưa nhận số vàng này, ngân hàng đưa ra hàng loạt phiếu chi có chữ kư của tôi để chứng minh tôi đă nhận vàng. "Điều đáng nói là toàn bộ các phiếu chi và thu đều do kế toán và thủ quỹ ghi các nội dung, tôi không ghi mà chỉ có chữ kư. Chưa kể phiếu chi 3 lượng vàng này không hề có tỉ lệ lăi như trong giấy chứng nhận gửi vàng", bà Loan cho biết.
Bà Loan cho biết thêm, khi gửi 10 cây vàng SJC không thấy nói ngân hàng không cho gửi 10 cây một lúc, mà khi chi các nhân viên lại nói ngân hàng không cho phép gửi 10 cây nên phải tách nhiều phiếu chi.
“Khi đó tôi đă có phần nghi ngờ. Tại sao phiếu chi 3 lượng vàng lại không hề có tỷ lệ lăi như trong giấy chứng nhận gửi vàng là 0,18%”, bà Loan thắc mắc.
Bà Loan cho biết ngân hàng có phô tô phiếu chi có chữ kư của tôi nhưng phần viêt trên là do ngân hàng viết và tôi không biết phiếu chi này. "Tôi khẳng định nhân viên ngân hàng lừa tôi kư vào sau đó rồi điền vào phiếu, chứ tôi biết ngay lúc ấy th́ tôi kiện ngay chứ không bao giờ tôi để đến bây giờ", bà Loan bức xúc.
Về vấn đề này, theo các luật sư, thời gian qua xảy ra khá nhiều trường hợp tương tự, người dân vẫn giữ sổ tiết kiệm của ngân hàng nhưng khi đến ngân hàng rút tiền th́ không rút được tài sản do nhân viên ngân hàng lợi dụng tín nhiệm của khách để lừa rút tiền c̣n ngân hàng đùn đẩy trách nhiệm.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO cho biết, nếu nói về nguyên tắc th́ người lừa đảo phải chịu trách nhiệm nhưng là chịu với nội bộ, chịu với pháp nhân ngân hàng chứ không thể đem ra chịu với khách hàng được.
“Ngân hàng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm chi trả, chịu trách nhiệm cuối cùng trả tài sản cho khách hàng. C̣n việc khách hàng bị mất tiền tại ngân hàng là do ông kiểm soát không tốt, quản lư không tốt th́ phải chịu trách nhiệm, phải xử lư nội bộ, giải quyết nội bộ chứ khách hàng không có lỗi trong việc làm sai trái của nhân viên ngân hàng được”, ông Đức nhấn mạnh.