Chuyện lạ có thật ở Canada khi hàng trăm bác sỹ Canada đã cùng ký đơn phản đối đề xuất tăng lương của cơ quan chức năng vì họ cho rằng họ đã được trả lương quá cao.
(Ảnh minh họa: CNBC)
Theo CNBC, ngày 25/2, 500 bác sĩ và 150 sinh viên y khoa Canada đã đồng lòng ký đơn nhằm phản đối quyết định tăng lương cho chính họ.
“Chúng tôi, các bác sĩ ở Quebec, những người tin vào hệ thống công cộng, phản đối quyết định tăng lương do hiệp hội y tế Canada thương lượng. Khoản tăng này là cú sốc đối vì các y tá, các nhân viên y tế và các chuyên gia đang phải đối diện với điều kiện làm việc khó khăn. Trong khi đó, các bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng thiếu cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế thiết yếu vì những cắt giảm mạnh trong những năm gần đây và việc tập trung hóa quyền lực ở Bộ Y tế. Thứ duy nhất “miễn nhiễm” với việc bị cắt giảm có lẽ là tiền lương của chúng tôi”, lá đơn viết.
Hệ thống y tế công ở Canada hoạt động theo mô hình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo nhu cầu của bệnh nhân chứ không dựa trên khả năng chi trả của họ.
Chính vì thế, 213 bác sĩ đa khoa, 184 bác sĩ chuyên khoa, 149 bác sĩ y khoa nội trú và 162 sinh viên y khoa mong muốn khoản tiền dành cho việc tăng lương của họ có thể được dùng cho hệ thống y tế công.
“Chúng tôi tin rằng có những cách thức để điều phối lại nguồn lực của hệ thống y tế Quebec để gia tăng sức khỏe của người dân và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân mà không ép các nhân viên y tế phải làm việc đến kiệt sức”, CNBC trích lá đơn, cho biết.
Theo báo cáo của Viện Thông tin Y tế Canada công bố hồi tháng 9/2017, Canada trả lương trung bình cho một bác sĩ là 260.924 USD. Trung bình, một bác sĩ gia đình đươc trả 211.717 USD mỗi năm trong khi các bác sĩ phẫu thuật được trả 354.915 USD/ năm.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là khoản tiền lương và chưa tính đến các khoản họ được trả thêm khi thực hiện các cuộc phẫu thuật.
Ngày 17/1, nhóm bác sĩ thuộc tổ chức MQRP đăng tải một lá thư về điều kiện làm việc rất vất cả các y tá. Nhóm này cho rằng các y tá ở Canada đang phải hành nghề trong môi trường vất vả vì sự thiếu hụt nhân sự cùng áp lực công việc lớn.
VietBF © sưu tập