Câu chuyện về những người con VIệt đi t́m h́nh bóng cha trên đất Nhật được vietbf chia sẻ dưới đây. Ông Ngô Gia Khánh gục đầu trên mộ cha. Cách đây 35 năm, họ đă không một lần nh́n mặt nhau sau cuộc căi vă.
Ông Ngô Gia Khánh gục trước mộ cha trong chuyến thăm Nhật tháng 10/2017. Ảnh: NHK World
"Tôi hỏi bố rằng tại sao ông không đưa cả gia đ́nh sang Nhật. Ông bảo rằng v́ không có giấy tờ nên không đưa chúng tôi đi theo được", ông Khánh, 72 tuổi kể về lần gặp lại cha, Katsuo Yukawa, ở Việt Nam năm 1982. Sau đó, hai người lời qua tiếng lại rồi ông Katsuo quay về Nhật Bản và họ không liên lạc ǵ với nhau nữa.
Cha ông Khánh là một trong 71 người lính Nhật Bản từng tham gia lực lượng Việt Minh chống Pháp sau khi Thế chiến II kết thúc. Họ lập gia đ́nh với những phụ nữ Việt Nam rồi sau đó để lại vợ trẻ con thơ và quay về nước không lời từ biệt.
Giống như ông Khánh, suốt hàng chục năm qua, những người con Việt Nam vẫn đau đáu hướng về đất Nhật, nơi họ xem là quê hương, với một câu hỏi rằng cha họ đang ở đâu, c̣n sống hay đă mất.
Tháng 10/2017, nhờ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ước nguyện của họ trở thành sự thật. 14 người con thuộc 10 gia đ́nh của cựu binh lính Nhật Bản, trong đó có ông Khánh, đă thực hiện chuyến hành tŕnh t́m về quê cha dài 7 ngày với sự hỗ trợ của bà Miyuki Komatsu, một giáo viên tiếng Nhật lâu năm tại Việt Nam.
Đài truyền h́nh NHK World đă theo chân những người con từ lúc chuẩn bị cho đến khi chuyến đi kết thúc và trở về Việt Nam. Phóng sự dài 50 phút về cuộc hành tŕnh này vừa được phát sóng hôm 24/2.
"Nhiều người nói họ là những người cha máu lạnh nhưng không phải thế", bà Komatsu nói. "Họ muốn ở lại nhưng phải rời đi v́ hoàn cảnh, v́ không c̣n lựa chọn nào khác".
'Ông ấy tốt lắm'
Trong căn nhà nhỏ nằm khuất ở một con ngơ của Hà Nội, ông Cao Khánh Tường, 68 tuổi, vừa tắm xong cho mẹ, lặng lẽ cuộn từng cọng rau muống mớm cho bà.
Bà Lương Thị Lộc, 93 tuổi, đă già yếu, liệt tay, chỉ trông vào sự chăm sóc của con nhưng vẫn c̣n nhớ rất rơ ngày chia tay người chồng Tamiya Takazawa. Khi đó, ông Tường mới 5 tháng tuổi.
"Tôi chỉ biết bế con trên tay, khóc măi không dứt nh́n ông ấy dưới thuyền", bà kể bằng chất giọng khàn khàn. "Không phải ông ấy không tốt, ông ấy tốt lắm nhưng... nhiều lắm... buồn lắm, không nói được..", bà nói đứt quăng.
25 năm trước, ông Tường nhận được lá thư từ người cha mất liên lạc sau nhiều nỗ lực t́m kiếm. "Ông bảo c̣n khỏe nên muốn sang thăm mẹ con, nếu không được th́ bố đón gia đ́nh sang Nhật chơi", ông kể.
Vui mừng khi sắp được gặp lại bố, ông Tường xin nghỉ hưu sớm, cần mẫn học tiếng Nhật. Tuy nhiên, không lâu sau th́ ông Tamiya báo tin bị ốm nặng nên không sang Việt Nam được. Mấy tháng sau, ông qua đời.
Ông Tường dành một góc trong nhà để lập bàn thờ cho bố. "Tôi muốn sang Nhật để biết quê hương của bố", ông nói.
Ông Cao Khánh Tường viếng mộ cha trong chuyến thăm Nhật tháng 10/2017. Ảnh: NHK World
Chị em bà Nguyễn Thị Phương, 69 tuổi, ở làng Vĩnh Ngọc, Đông Anh, may mắn hơn v́ đă kịp gặp bố, ông Yoshiharu Shimizu, khi ông lần đầu quay lại Việt Nam năm 2006. Cả gia đ́nh mừng mừng tủi tủi ôm nhau ở sân bay. Hai người con trai quấn quưt bên bố như những đứa trẻ.
"Mừng lắm, ai cũng ôm chầm lấy bố. Trước đây, chúng tôi chỉ sống với bố trong tưởng tượng. Bây giờ gặp bố bằng xương bằng thịt, chúng tôi xúc động lắm", bà Phương nói.
Ba người con là trái ngọt sau 9 năm chung sống hạnh phúc của ông Yoshiharu với bà Nguyễn Thị Xuân. "Ông ấy lúc nào cũng vui vẻ, không bao giờ biết buồn hay khóc. Ông ấy vui tính lắm, tôi không bao giờ giận được", bà nói về người chồng yêu quư trong một phóng sự năm 2005.
Ngày bố ra đi, bà Phương 6 tuổi, em trai thứ hai là Nguyễn Văn Phi mới 1 tuổi, c̣n em trai út vẫn nằm trong bụng mẹ. Hôm trước vừa chụp ảnh kỷ niệm cùng vợ con th́ hôm sau ông lẳng lặng rời khỏi nhà.
"Tôi không biết ǵ. Tôi cứ tưởng ông ấy đi công tác. Tôi mà biết chồng tôi đi th́ sống chết ǵ tôi cũng đi theo ông ấy", bà Xuân nói.
Dù rất muốn sang Nhật thăm quê chồng nhưng trước chuyến đi một tháng, người phụ nữ trở bệnh nặng phải nằm viện nên đành để ba người con đi thay.
'Bố vẫn ở đâu đây'
Ông Tường, ba chị em ông Phi và nhiều người Việt khác đến thăm cảng Maizuru vào một ngày mưa to gió lớn. Đây là nơi mà cha của họ cùng các binh lính khác đă cập bến Nhật Bản sau khi rời Việt Nam vào tháng 11/1954.
"Bước chân về đây là như được gần bố rồi, thấy bố vẫn ở đâu đây", ông Phi nói khi bốc một nắm đất cho vào túi để mang về làm kỷ niệm.
Dù từng được gặp lại bố năm 2006, chị em ông Phi vẫn day dứt v́ không thể ở bên cạnh chăm sóc đấng sinh thành những lúc ốm đau. Nh́n thấy bà Kazuko Tanaka, người em cùng cha khác mẹ, họ không ḱm được những giọt nước mắt xúc động. Cha của họ đă qua đời 6 năm trước.
"Mẹ của tôi giữ hàng trăm lá thư từ người vợ Việt Nam của bố. Khi đọc chúng, tôi không thể ngừng khóc", bà Kazuko nói. "Bà Xuân nói rằng bà rất nhớ ông ấy và rất đau đớn khi mất chồng ở tuổi 29".
Bà Kazuko vui mừng khi biết sức khỏe bà Xuân đă khá hơn và trao lại b́nh tro cốt của cha cho các anh chị em. "Đối với người Việt, đây là điều quan trọng nhất. Có các cụ mới có ḿnh, có ḿnh mới có con ḿnh", ông Phi rưng rưng nói khi ôm chiếc b́nh trên tay.
Bà Kazuko Tanaka trao b́nh tro cốt của cha cho chị em bà Phương. Ảnh: NHK World
Nhờ một bài báo, ông Khánh cũng t́m ra được mộ của người bố mất liên lạc tại Shizouka. Trên đường đến nghĩa trang, ông vẫn c̣n trăn trở về cuộc căi vă với bố hơn 35 năm trước.
Gục trước bia đá một lúc lâu, ông trở dậy, vẫy tay chào bố và nét mặt trở nên rạng rỡ bảo: "Xem như hai bố con đă nói chuyện. Hai bố con ḥa giải với nhau rồi".
Gặp ông Tường, người anh cùng cha khác mẹ, tại một khách sạn, ông Kayuza Takazawa nhận ra những đường nét của bố, nhất là mái tóc.
"Khi c̣n nhỏ, tôi đă nghe chuyện của bố tôi và rất khó để chấp nhận sự thật đó. Khi lớn lên, tôi mới hiểu cảm giác của gia đ́nh ở Việt Nam", ông Kayuza nói với ông Tường qua người phiên dịch.
Bố của họ vốn là một bác sĩ trong quân đội Nhật. Sau khi về nước, ông lập gia đ́nh mới và làm việc tại bệnh viện. Ông Kayuza tự hào chỉ cho người anh trai mới gặp lần đầu một tờ báo có những bài viết của bố. Hai anh em đi thăm mộ bố khi trời đă nhá nhem tối.
Sau 63 năm, cuối cùng ông Tường cũng được gặp bố, dù bây giờ ông chỉ c̣n là một nấm mồ. Quỳ gối, chắp tay trong bóng tối, ông lầm rầm xin lỗi và mong bố tha thứ v́ không thể chăm sóc ông.
Kết thúc 7 ngày ở Tokyo, ông Tường vội vă trở về Hà Nội với người mẹ già. Ông đưa kỷ vật mang về từ Nhật Bản là hai chiếc đồng hồ đă hỏng mà bố từng đeo đặt lên bàn thờ và thắp nén nhang cho bố.
Dù không c̣n cơ hội ở bên bố nữa, ông Tường vẫn sẽ tiếp tục học tiếng Nhật để liên lạc với người em trai. "Sang năm tôi cố gắng quay lại Nhật Bản", ông nói.
Trong khi đó, chị em bà Phương, ông Phi mang tro cốt của bố về chôn cất ở làng để tiện bề hương khói. Hay tin chồng đă qua đời từ lâu, bà Xuân nhất quyết đ̣i bác sĩ cho về nhà để làm lễ giỗ chồng cho trọn đạo làm vợ.
Bà Nguyễn Thị Xuân (áo vàng bên trái) cùng con cháu trong lễ giỗ chồng. Ảnh: NHK World
Người phụ nữ gầy g̣ ngồi trên chiếc giường cạnh bàn thờ, ôm chiếc gối quấn cờ đỏ sao vàng rồi rút trong túi ra một chiếc khăn tay. Nước mắt lăn dài, bà bảo đây là kỷ vật ông tặng cho bà ngày đoàn tụ 11 năm trước. Thấy nó, bà như thấy ông ở bên.
"Chồng tôi hiền lành lắm, tốt lắm, hay thương người. Ông ấy hỏi tôi có giận không. Tôi muốn nhưng không giận được", bà nói. "Tôi mong hai nước Việt Nam - Nhật Bản đoàn kết để bảo vệ ḥa b́nh. Chiến tranh chẳng ăn thua ǵ, chỉ toàn chết người chết của thôi".
Ngày giỗ ông Yoshiharu, bà Xuân nở nụ cười măn nguyện giữa đàn cháu chắt tề tựu đông đủ. 3 tháng sau, bà qua đời, an nghỉ cạnh mộ của người chồng yêu thương.