Chuyện tưởng chỉ có trong phim. Ṭa án Marseille (Pháp) hôm 12/2/2018 mở phiên xét xử một “bố già” 74 tuổi, quản lư một hệ thống bất động sản, nhà hàng, vũ trường tại Marseille.
H́nh minh họa.
Vụ việc sẽ chẳng có ǵ đáng nói nếu như người bị đưa ra xét xử, Jacques Cassandri không ra quyển sách “Sự thật về vụ trộm tại Nice”, một vụ trộm tiền nổi tiếng tại chi nhánh ngân hàng Société Générale ở Nice xảy ra cách nay hơn 40 năm.
Trong ṿng hai ngày 16 và 17/7/1976, một số tiền lớn 46 triệu francs, tương đương với hơn 30 triệu USD hiện nay đă không cánh mà bay. “Vụ trộm thế kỷ” theo như cách gọi của báo chí Pháp lúc bấy giờ đă gây xôn xao dư luận không chỉ v́ số tiền bị trộm mà v́ cả phương thức đánh trộm mà băng “nhân viên dọn ống cống” đă sử dụng.
Khi quyết định cầm bút, J. Cassandri muốn tái lập một sự thật. Ông miêu tả tường tận làm cách nào ḿnh và đồng bọn đào được đoạn đường hầm dài 8m để tiếp cận với pḥng để két tiền của ngân hàng Société Générale qua ngả các đường ống cống của thành phố.
J. Cassandri khẳng định lại đầu năo của vụ trộm chính là ông và “Le Gros”, bạn của ông. J. Cassandri c̣n tự nhận chính ông là người để lại tin nhắn nổi tiếng lúc bấy giờ: “Không vũ khí, không bạo lực và không thù hằn”, được ghi bằng phấn trắng trên tường.
Với những t́nh tiết mới này, J. Cassandri đă đẩy Albert Spaggiari, lúc bấy giờ được ví như là tay trộm siêu đẳng xuống hàng thứ yếu, chỉ là người cung cấp thiết bị vật tư. Tư pháp của Pháp thời bấy giờ nghĩ rằng đă có thể khép lại “vụ trộm thế kỷ” với việc bắt giữ “tên trộm lịch lăm” Albert Spaggiari vào tháng 10/1976.
Thế nhưng, vài tháng sau đó, Albert Spaggiari đă đào thoát. Năm 1979, ṭa án Marseille tuyên án tù chung thân vắng mặt và người này chết vào năm 1989 trên đường trốn chạy.
Tập sách do nhà nhà xuất bản Les Petits matins phát hành dưới bút danh là Amigo(Le vérité sur le casse de Nice). Tuy nhiên, theo báo chí Pháp, do cảnh sát vốn đă nghi ngờ về cuộc sống xa hoa nhưng không lư giải được của bố già cũng như là của người thân trong gia đ́nh, chủ sở hữu của nhiều mảnh đất, căn hộ, hộp đêm, trang sức, đồ gỗ…, nên các nhà điều tra đă nhanh chóng lần ra tên thật của tác giả.
Sau nhiều lần phủ nhận không liên can đến vụ án, đến năm 2011, trong một lần bị câu lưu, J. Cassandri đă thú nhận là ông một trong số “những người đào hầm” năm đó: “Tôi là một trong số tác giả chính trong vụ trộm này nhưng tôi muốn giữ im lặng về những ǵ liên quan đến người khác. Tôi nghĩ là phần tôi, tôi có khoảng 2 triệu franc. Tôi đă tiêu hết một cách chóng vánh".
Vụ án đă được xếp lại, những t́nh tiết trong tập sách không thể dùng làm bằng chứng để kết tội J. Casandri, nhưng hành động rửa tiền đánh cắp là một hành động phạm pháp kéo dài và tư pháp vẫn có thể đưa ra xét xử nếu như tội danh được nh́n nhận, cho dù nhiều thập niên đă trôi qua.
Đối với Jacques Cassandri, việc cho ra đời tập truyện c̣n là một “nghĩa cử hào hiệp” đối với một người bạn quá cố. Theo lời thuật của luật sư Monneret, “ông ấy viết sách chỉ v́ muốn tiền tác quyền được đổ cho người vợ góa của một bằng hữu”, bị bắn hạ vào năm 1987.
Nhưng cũng có ư kiến cho rằng, sau 40 năm ung dung tự tại xây dựng đế chế của ḿnh, Jacques Cassandri đă bị dính án chỉ v́ “một phút nổi hứng kiêu ngạo” nhằm khẳng định rằng ḿnh mới thật sự là người lên kế hoạch “vụ trộm siêu thế kỷ” chứ không phải như những ǵ “tên trộm lịch lăm” Albert Spaggiari đă cho thấy.
VietBF © sưu tập