VBF-Trung Cộng thật sự là một đất nước luôn luôn mưu tính sự bành trướng. Mới đây họ đã đưa chiến hạm vào Ấn Độ Dương trong lúc Maldives đang khủng hoảng. Vậy đã hiểu tham vọng của họ không dừng lại ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Hình ảnh tàu chiến được chiếu trên đài truyền hình của Trung Cộng.
Mười một chiếc tàu chiến Trung Quốc đã chạy vào Đông Ấn Độ Dương trong tháng này, trong lúc xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị và tình trạng khẩn cấp ở Maldives, một đảo quốc nằm về phía nam Ấn Độ.
Một đội khu trục hạm cỡ nhỏ, cùng với ít nhất một chiếc hộ tống hạm nhỏ, một tàu quân vận đổ bộ có trọng tải tải 30,000 tấn và ba tàu bồn yểm trợ, đã tiến vào vùng biển Ấn Độ Dương. Trang mạng Sina.com.cn, cho biết như vậy, nhưng không kết nối việc khai triển lực lượng này với cuộc khủng hoảng ở Maldives hoặc đưa ra một lý do giải thích tại sao tàu chiến Trung Cộng lại đến Ấn Độ Dương.
Sina.com.cn cho biết, “Nếu bạn nhìn các chiến hạm và những thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Trung Quốc không lớn.” Trang web không cho biết hạm đội này được khai triển khi nào, hoặc trong thời gian bao lâu.
Việc Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở Maldives đã trở nên rõ ràng, sau khi Tổng Thống Abdulla Yameen ký tên tham gia sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của Bắc Kinh, nhằm xây dựng những lộ tuyến nối kết thương mại và vận tải trên khắp Á Châu và xa hơn nữa.
Từ lâu Ấn Độ có những mối quan hệ chính trị và an ninh với quần đảo này, nằm cách xa Ấn Độ khoảng 400 cây số. Ấn Độ tìm cách đẩy lùi sự hiện diện của Trung Quốc đang mở rộng tại Maldives, quốc gia có 400,000 dân mà đa số là tín đồ Hồi Giáo.
Các lãnh tụ đối lập ở Maldives đã kêu gọi New Delhi can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Vào ngày thứ Sáu, quân đội Trung Quốc đã đăng hình ảnh và một bài viết về những cuộc diễn tập cứu nạn hộ diễn ra ở Ấn Độ Dương, trên trương mục Weibo chính thức của họ.
Trước đó trong tháng này, Trung Quốc khuyên các công dân của họ tránh du lịch Maldives, cho đến khi nào tình hình căng thẳng chính trị lắng dịu. Đảo quốc này nổi tiếng với những khách sạn sang trọng, những khu nghỉ mát bơi lặn, và những vùng biển nhiệt đới nước trong veo.
Vào ngày 5 tháng Hai, Tổng Thống Yameen tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày, để hủy bỏ một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện bãi bỏ những điều buộc tội cho chín lãnh tụ của phe đối lập, và ra lệnh cho chính phủ của ông phải thả những người bị giam tù.
Ông đề nghị quốc hội chấp thuận kéo dài tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày. Quốc hội đã chấp thuận việc nới dài đó, mặc dù có những lời quốc tế kêu gọi bãi bỏ tình trạng khẩn cấp và khôi phục lại tình trạng bình thường.
Việc Bắc Kinh quyết định đưa tàu chiến vào khu vực Maldives, trong cuộc khủng hoảng hiện thời, đã làm cho người ta lo ngại rằng Trung Quốc có thể tạo ra làm một cuộc biểu dương lực lượng giống như ở khu vực Thái Bình Dương.
Theo lời cựu ngoại trưởng giao Robin Nair của Fiji nói với chương trình Pacific Beat của đài ABC Úc, tình hình cho thấy rằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên ở Thái Bình Dương có thể khiến cho một số quốc gia sa vào tình cảnh nợ nần khó khăn.
Ông Nair nói, “Tôi nghĩ có một mối lo ngại nói chung rằng Thái Bình Dương đang tự mở ra cho những mối nguy hiểm tương tự, theo nghĩa là khu vực đó sắp mắc nợ lớn. Chúng tôi biết rằng ở Maldives, Trung Quốc tham gia vào việc phát triển hạ tầng kiến trúc, và Maldives đang mắc nợ Trung Quốc gần $2 tỉ Mỹ kim. Một nước nhỏ như thế không thể nào trả nổi món nợ này.”
Ông Nair nói rằng trong lúc các nước như Úc và Tân Tây Lan cung cấp nhiều sự hỗ trợ tại chỗ và giải cứu tai họa, thì tiền viện trợ của Trung Quốc được cung cấp với những điều kiện đi kèm.
Ông Nair nói, “Viện trợ của Trung Quốc không chỉ đơn giản là viện trợ, mà còn là các khoản vay nợ, nợ ưu đãi. Trung Quốc được tính toán nhiều hơn.”