Chúng ta đă từng nghe nói đến một căn bệnh là thương hàn. Để t́m hiểu rơ về căn bệnh này và nguyên nhân gây bệnh, hăy đọc bài này để biết cách pḥng tránh và điều trị bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, diễn biến nhanh.
Định nghĩa về bệnh thương hàn?
Thương hàn là sự nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ khỏe hơn sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Bệnh dịch có thể xảy ra khi nhiều người cùng ăn thức ăn nhiễm khuẩn (như ăn cùng một nhà hàng). Một số người bị tiêu chảy nặng phải nhập viện để truyền nước biển và kháng sinh.
Hằng năm, trên thế giới có khoảng 16-33 triệu người mắc bệnh thương hàn, trong đó 5.000-6.000 người tử vong. Bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5-19 tuổi. Tổ chức Y tế thế giới đă xếp thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng.
Vài nét về mầm bệnh
Trực khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và hầu hết là bởi thức ăn, sữa, nước uống... nhiễm khuẩn. Sau khi xuyên qua hàng rào axit dạ dày, trực khuẩn di động về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua niêm mạc vào thành ruột và đi vào máu. Trực khuẩn sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tủy xương. Khi đó trực khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở trong những tế bào này và quay lại ḍng máu, tiếp tục xâm nhập vào túi mật, hệ thống ống mật và các tế bào, mô lympho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi, nảy nở với số lượng lớn.
Những bệnh nhân bị bệnh thương hàn cấp tính có thể là nguồn lây bệnh ra môi trường nước xung quanh qua phân. Trong giai đoạn cấp, các chất thải (phân) người bệnh có nồng độ vi khuẩn rất cao.
Sự đề kháng kháng sinh
Năm 1952, chỉ 2 năm sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh điều trị thành công bệnh thương hàn th́ đă có báo cáo về Salmonella typhi kháng chloramphenicol.
Các vụ bùng phát Salmonella typhi kháng chloramphenicol xảy ra ngày một nhiều ở các nước đang phát triển từ đầu những năm 1970 đến giữa những năm 1980.
Cuối những năm 1980 cho đến đầu những năm 1990, phát hiện thấy Salmonella typhi có plasmid đề kháng với chloramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole ở châu Á và Đông Bắc Phi. Một nghiên cứu ở Việt Nam năm 1993-1994 cho thấy có tới hơn 70% các chủng phân lập là đa kháng và 4% kháng axit nalidixic.
Nhiễm các chủng đa kháng có liên quan đến số lượng trực khuẩn trong máu cao hơn, đáp ứng với điều trị chậm hơn, tăng biến chứng và tăng tỷ lệ tử vong.
Các fluoroquinolon và cephalosporin thế hệ III nổi lên trong những năm 1990 như là những thuốc hiệu quả để điều trị các trường hợp sốt thương hàn có mầm bệnh kháng với các kháng sinh chuẩn.
Cũng trong thập kỷ 1990 đă bùng phát những vụ dịch mà vi khuẩn thương hàn kháng với các fluoroquinolon như axit nalidixic, ciprofloxacin và cũng đă có những báo cáo mức độ đề kháng cao ceftriaxon đối với Salmonella typhi và S. paratyphi A.
Tuy nhiên, gần đây lại có những báo cáo về sự quay trở lại của các chủng Salmonella typhi nhạy cảm chloramphenicol ở một số khu vực như Ai Cập, Ấn Độ và Bangladesh.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn
Tác nhân gây bệnh thương hàn là Salmonella typhi - một trực khuẩn gram âm, di chuyển nhờ tiêm mao, tăng trưởng nhanh nhất ở nhiệt độ 37 độ C - nhiệt độ cơ thể.
Bệnh lây lan khi trực khuẩn trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Bệnh thương hàn có thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày. Sau khi theo thức ăn vào đường tiêu hóa, trực khuẩn xuyên vào thành ruột và bị thực bào bởi đại thực bào. Salmonella typhi lúc đó thay đổi cấu trúc của nó để chống lại sự phá hủy và cho phép chúng tồn tại bên trong đại thực bào. Do đó, trực khuẩn chống lại được sự gây hại của bạch cầu hạt, bổ thể và đáp ứng miễn dịch. Sau đó, trực khuẩn dù vẫn nằm trong đại thực bào nhưng có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết. Từ đây chúng xâm nhập hệ thống lưới nội mô và hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Trực khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rồi nhiễm khuẩn khu trú chủ yếu ở hạch lympho của ruột non, khiến các mảng Payer viêm và có thể bị loét nặng, nhất là sau 3 tuần bị bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn có thể đến phổi, túi mật, thận và hệ thần kinh trung ương.
VietBF © sưu tập