Vietbf.com - Biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo Anh gây nhiều vấn đề nhất ở Thế Vận Hội Pyeongchang có lẽ là lệnh cấm chuyển giao sản phẩm cao cấp, khiến Hàn Quốc vất vả làm sao không phạm lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để đón đoàn Bắc Triều Tiên đến thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang, v́ đây là cơ hội hâm nóng quan hệ giữa hai miền Triều.
Đoàn vận động viên hai miền Triều Tiên diễu hành trong lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang, Hàn Quốc, ngày 09/02/2018. REUTERS
Theo giới quan sát, đây là chiến lược của Bắc Triều Tiên nhằm đột phá mặt trận « trừng phạt » mà cho đến giờ các quốc gia phương Tây vẫn liên kết với nhau gây áp lực với B́nh Nhưỡng.
Vừa bận chuẩn bị « Thế vận Ḥa b́nh », Seoul vừa « đau đầu » t́m cách đón phái đoàn của người anh em láng giềng mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Vậy Hàn Quốc đă « lách » các nghị quyết này như thế nào ? Trang France 24 (08/02/2018) tóm tắt bốn điểm :
1. Máy bay được thuê để đến miền Bắc
Trở ngại đầu tiên phải vượt qua là chính quyền Mỹ. Về lư thuyết, một phi cơ từng đến Bắc Triều Tiên sẽ không được phép hạ cánh ở Hoa Kỳ trong ṿng sáu tháng sau đó. Seoul đă phải xin phép Washington miễn cho trường hợp của một phi cơ thuộc hăng Asiana Airlines (Hàn Quốc) để đưa đoàn vận động viên trượt tuyết đến luyện tập cùng với đồng đội phương Bắc ở đỉnh núi Masik (thuộc Bắc Triều Tiên) và sau đó quay về nước chở theo đội tuyển Bắc Triều Tiên. Do vậy, chiếc phi cơ vẫn có thể hạ cánh ở Hoa Kỳ.
Tập luyện chung ở đỉnh núi Masik cũng là nhượng bộ đầu tiên của Seoul và gây ra một cuộc tranh luận ở Hàn Quốc v́ sân băng ở đỉnh Masik là dự án quan trọng của Kim Jong Un với trang thiết bị hiện đại, quá đắt so với t́nh h́nh kinh tế ảm đạm của Bắc Triều Tiên.
2. Yêu cầu miền Nam tiếp nhiên liệu cho phà miền Bắc cập bến Hàn Quốc
Theo dự kiến, một nhóm nghệ sĩ miền Bắc đến miền Nam qua đường bộ, nhưng cuối cùng B́nh Nhưỡng thông báo phái đoàn đến bằng đường thủy. Chiếc phà Man Gyong Bong 92, trọng tải 9.700 tấn, chở 114 nghệ sĩ đă cập bến Hàn Quốc ngày 06/02.
Chính quyền Seoul đă phải vi phạm lệnh cấm mọi tầu bè miền Bắc lưu thông trong vùng biển của Hàn Quốc. B́nh Nhưỡng c̣n nghiễm nhiên yêu cầu người anh em miền Nam tiếp nhiên liệu cho chiếc phà. Nếu tiếp liệu, Seoul sẽ lại vi phạm loạt nghị quyết trừng phạt v́ Bắc Triều Tiên bị hạn chế nhập khẩu dầu lửa, chỉ c̣n 500.000 thùng mỗi năm, tương đương khoảng 65.000 tấn. Hiện bộ Thống Nhất Triều Tiên vẫn chưa cho biết là đă đáp ứng hay không yêu cầu của miền Bắc.
3. Hai nhân vật trong đoàn Bắc Triều Tiên bị liệt vào danh sách đen
B́nh Nhưỡng cố t́nh kéo dài thời hạn công bố danh sách các nhân vật đến tham dự Thế Vận Hội nhằm « nắn gân » các nghị quyết trừng phạt. Và đúng như nhận định của nhật báo New York Times, phái đoàn Bắc Triều Tiên có hai nhân vật nằm trong danh sách đen của Hội Đồng Bảo An và Hoa Kỳ.
Người thứ nhất là Kim Yo Jong, em gái của lănh đạo Kim Jong Un. Nhân vật này được đánh giá là ngày càng có ảnh hưởng trên thượng tầng Nhà nước và vừa mới trở thành ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực.
Người thứ hai là ông Choe Hwi, chủ tịch Ủy ban chỉ đạo thể thao quốc gia Triều Tiên. Cả hai đều nằm trong danh sách đen của bộ Tài Chính Mỹ v́ bị cho là có vai tṛ trong « hàng loạt vi phạm hiện tại và nghiêm trọng về nhân quyền và hoạt động kiểm duyệt ». Tuy nhiên, chỉ có ông Choe Hwi là nằm trong danh sách cá nhân bị trừng phạt của Hội Đồng Bảo An.
Người dân Hàn Quốc có phản ứng tích cực khi biết tin Kim Yo Jong tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội v́ đây là chuyến công du đầu tiên của một thành viên gia đ́nh họ Kim cầm quyền kể từ năm 1953, khi hai miền đ́nh chiến. Và để đón tiếp phái đoàn cao cấp này, một lần nữa, Seoul lại phải xin phép Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ để « phá luật ».
4. « Đau đầu » v́ hàng cao cấp
Biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo Anh gây nhiều vấn đề nhất ở Thế Vận Hội Pyeongchang có lẽ là lệnh cấm chuyển giao sản phẩm cao cấp.
Bắt đầu từ túi quà tặng cho mọi vận động viên, bên trong có một chiếc điện thoại thông minh Galaxy Note 8 của Samsung. Hội Đồng Bảo An có thể coi đó là một mặt hàng cao cấp v́ theo giá bán, chiếc điện thoại này trị giá 1,09 triệu won (khoảng 817 euro). Ủy Ban Thế Vận (CIO) nảy ra ư kiến là ban tổ chức chỉ cho vận động viên Bắc Triều Tiên « mượn » điện thoại và thu lại sau kỳ thi đấu. Seoul không theo ư tưởng này v́ sợ vi phạm lệnh trừng phạt và theo tin mới nhất th́ các vận động viên Bắc Triều Tiên (và Iran – nước cũng bị cấm vận) đă từ chối nhận quà.
Liệu lệnh cấm vận đối với sản phẩm cao cấp có giá trị với… gậy khúc côn cầu trên băng ? Theo New York Times, đây cũng là một thách thức với ban tổ chức.
Nhật báo Mỹ nhắc lại, năm 2017, các vận động viên khúc côn cầu trên băng Bắc Triều Tiên đă tham gia một trận thi đấu quốc tế tại Auckland (New Zealand) với những cây gậy bằng gỗ và đă ṃn. Ban tổ chức đă phải cho họ mượn dụng cụ mới bằng sợi cac-bon, sau đó được thu lại khi kết thúc trận đấu. Cách thức này cũng được áp dụng tại Pyeongchang, v́ đội h́nh nữ thi đấu bộ môn khúc côn cầu trên băng bao gồm vận động viên của cả hai miền.
Liệu những nỗ lực của Hàn Quốc có biến được Olypmic Pyeongchang thành « Thế vận Ḥa b́nh » giúp hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau ? Câu trả lời sẽ được kiểm chứng trong thời gian sau Thế Vận.